Tóm tắt nội dung
- 1 Bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở là gì
- 2 Vật lý 9 biến trở là gì | Rheostat là gì
Bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở giá rẻ – Hàng xuất xứ EU / G7 có sẵn
Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ lưỡng các kiến thức liên quan đến một số loại biến trở thịnh hành hiện nay; đồng thời gửi đến các hệ thống sản xuất phương thức chuyển đổi biến trở ra analog hoặc relay điều khiển một cách nhanh và chính xác nhất
Sẵn mình sẽ chia sẻ anh em tất tật về các vần đề:
- Biến trở là gì
- Cách đọc thông số biến trở
- Công thức tính biến trở
- Cách mắc biến trở 3 chân
- Cấu tạo của biến trở
- Nguyên lý hoạt động của biến trở
- Cách kiểm tra xác định chân chạy cho các loại biến trở
- Một số sơ đồ chân biến trở thông dụng mà chúng ta hay gặp…….
Và cái quan trọng nhất chính là cách chuyển đổi tín hiệu điện trở, biến trở sang digital; relay điều khiển hoặc analog 4-20ma 0-10v để kiểm tra giám sát một số hệ thống vận hành nhà máy
Trong đó; việc đọc thông số biến trở rất quan trọng trong việc ứng dụng bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở ra 4-20ma hoặc 0-10, 0-5v, 1-4v… Vì bản thân các bạn nếu không nắm bắt được quy luật này thì rất khó để cài đặt các bộ converter này
Đồng thời; nắm bắt chuẩn chân chạy của biến trở để hiểu được sơ đồ đấu nối nó với bộ converter biến trở. Có như vậy; chúng ta mới vận hành được thiết bị chuyển đổi
Bài chia sẻ sẽ được chia làm 2 phần:
Phần dành cho anh em kỹ thuật hoặc các đơn vị mua hàng tìm hiểu các thông tin kỹ thuật; cách đấu nối và cài đặt các bộ chuyển đổi tín hiệu điện trở, biến trở; chiết áp ra analog 4-20ma, 0-10v hoặc tín hiệu điều khiển relay
Phần dành cho học sinh tìm hiểu: Khái niệm chi tiết về biến trở là gì ? Các loại biến trở thông dụng và cách nhận biết.
Bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở là gì
Bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở là một giải pháp có tên tiếng anh là rheostat signal converter. Loại thiết bị này được tạo ra để chuyển đổi các tín hiệu biến trở có đơn vị là ohm sang một sang tín hiệu mới như relay, digital, 4-20ma, 0-10v, 0-5v, 2-6v, 1-4v……
Converter biến trở được thiết kế khá gọn được gắn trực tiếp trên các din rail tại tủ điện nhà máy. Một tủ điện trung bình có sức chứa tốt đa 100 bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở.
Ngoài ra; thiết bị converter này còn có khả năng chuyển đổi tín hiệu chiết áp từ máy móc sản xuất. Tất nhiên; tín hiệu trả về luôn được duy trì liên tục với đầu output tương ứng analog; hoặc cũng có thể là tín hiệu ngắt quãng của rơle
Nói chung; đầu ra của tín hiệu biến trở là relay điều khiển; hay điện áp liên tục còn tuỳ thuộc vào yêu cầu dự án; và cách cài đặt của chúng ta quyết định
Tại sao dùng bộ chuyển đổi biến trở sang relay, 4-20ma, 0-10v
Nhiều anh em hỏi:
Nếu dùng bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở sang relay; hay analog thì nó có bị nhiễu trường truyền cho ra kết quả sai hay không ?
Xin thưa anh em kỹ thuật là tuỳ vào độ nhiễu của từng hệ thống; để chúng ta có cách đề xuất ra những thiết bị converter biến trở phù hợp để đảm bảo tín hiệu truyền về luôn ổn định với độ tin cậy cao nhất
Còn việc tại sao lại chuyển đổi tín hiệu biến trở sang 4-20ma, rơ le ?
Rất đơn giản; vì thông thường để mà điều khiển biến trở người ta hay dùng plc hoặc biến tần. Bản thân các thiết bị này hoàn toàn không đọc hiểu được tín hiệu biến trở. Do vậy; bắt buộc phải có các bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở để tạo ra dòng analog tương ứng trong lúc các con biến trở vận hành giúp plc,; biến tần có thể đọc hiểu với thông tin đầy đủ
Việc chuyển đổi tín hiệu biến trở sang relay là cách mà chúng ta điều khiển con biến trở thông qua bộ converter này. Thông thường ứng dụng này hay gặp tại các máy nén khí; máy muốn thép sắt…..
Ví dụ con biến trở 10k
Bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở 10k sang relay có nghĩa là converter chuyển đổi biến trở 0….10 Kohm ra một tín hiệu rơ le điều khiển. Giả sử; nhà máy họ cần khi biến trở chạy tới khoảng 5 Kohm thì cần một tín hiệu relay điều khiển để máy móc ngưng lại giảm hơi nén; hoặc các thanh sắt thép uốn tới đó là dừng…….
Sơ đồ đấu dây bộ chuyển đổi biến trở ra 4-20ma
Trên mỗi thiết bị chuyển đổi tín hiệu biến trở đều có in ấn các sơ đồ đấu nối; từ vấn đề input đầu vào sơ đồ 3 chân của con biến trở; cho đến sơ đồ đấu nối tín hiệu đầu ra của biến trở
- Nếu như là đầu ra analog 4-20ma 0-10v 0-5v thì đấu nối về plc, biến tần hay các đồng hồ đọc tín hiệu analog
- Còn nếu tín hiệu đầu ra là rơle thì đấu vào contactor rồi kết nối trực tiếp về các motor để điều khiển trực tiếp bằng tín hiệu relay
Và điều đầu tiên bạn cần lưu ý khi đấu nối các bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở đó chính là việc xác định chân biến trở cho đúng. Thường biến trở nó sẽ có 3 chân; bao gồm 2 chân cố định và một chân chạy tự do. Nếu anh em không xác định được thì không bao giờ vận hành được bộ converter này
Vậy làm sao biết được đâu là chân di chuyển của các loại biến trở ?
Cách xác đinh chân biến trở 3 chân để đấu converter 4-20ma
Đối với biến trở 3 chân chúng ta làm ký hiệu quy định thành các chân A, B, C
Sau đó anh em dùng cái đồng hồ VOM vặn chức năng đo biến trở để xác định chân cho loại biến trở 3 chân này.
Lây 2 chân đồng hồ VOM cắm vào thử cặp chân A, B rồi xoay biến trở
- Nếu biến trở không chạy thì xác định 2 chân này là 2 chân cố định;; chân còn lại là chân chạy
- Nếu biến trở chạy thì có nghĩa là A hoặc B sẽ là một trong những chân chạy
- Lấy VOM cắm vào cặp A,C hoặc cặp B,C nếu cặp nào biến trở chạy thì xác định chân chạy ngay tại chỗ
Sau khi xác định được chân chạy của biến trở 3 chân thì chúng ta tiến hành đấu nối theo từng ứng dụng:
Cách đấu bộ chuyển đổi biến trở ra 4-20ma
Đối với việc đấu dây các con biến trở, điện trở vào converter ra 4-20ma chúng ta được lập ra 2 sơ đồ để thực hiện. Bởi dòng 4-20ma đầu ra luôn có 2 loại
- Converter biến trở ra 4-20ma active
- Converter biến trở ra 4-20ma passive
Chính vì sự khác biệt này; việc đấu nối các bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở ra 4-20ma sẽ trở nên linh động hơn. Vậy sơ đồ đấu nối biến trở 3 chân ra analog 4-20ma như thế nào ?
Ở đây mình sẽ lấy ví dụ một converter cụ thể; còn mỗi hãng thiết bị sẽ có một sơ đồ thể hiện phương thức đấu nối biến trở khác nhau
Sơ đồ đấu thiết bị chuyển đổi tín hiệu biến trở
Với sơ đồ trên; anh em lấy 2 chân cố định của con điện trở đem nhập trực tiếp vào các chân số 8 và 10
Tiếp tục lấy chân chạy còn lại của biến trở đấu vào chân số 12
Lấy một dây điện ngoài luồng tích hợp zoom 2 chân 8 và 9 lại với nhau
Mua thêm một con điện trở 2 chân cỡ 330 ohm hoặc 500 ohm đều được. Sau đó đấu 2 chân điện trở vào tiếp chân 8 và 10. Tới đây là điểm chung của việc tạo lập sơ đồ đấu dây bộ converter biến trở ra 4-20ma dành cho cả dòng active và passive
- Nếu là đấu active thì anh em cho output 4-20ma ra chân 6 ( + ) và chân 1 ( – ) đấu thẳng vào plc
- Nếu là dòng 4-20ma cần đấu nối kiểu passive thì cũng từ chân 1 và 6 đấu với plc kèm đấu chung bộ nguồn 24v
Cách đấu bộ chuyển đổi biến trở ra 0-5v, 0-10v, 3-7v
Mặc dù việc chuyển đổi độ trượt của các thanh pistong hoạt động theo nguyên lý biến trở; với dòng ra là dạng điện áp 0-10v, 0-5v…. thực sự mà nói khá hiếm
Tuy nhiên; vẫn tồn tại đâu đó một số hệ thống sản xuất người ta vẫn cần loại điện áp này để plc có thể đọc hiểu
Nên việc đấu dây converter biến trở ra 0-10v hay 1-4v cũng được lập nên. Cũng giống như đấu nối 4-20ma dòng active. Anh em có thể dựa vào sơ đồ đấu dây biến trở 3 chân trên để đấu cho trường hợp này
Cách đấu bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở ra relay
Việc mà một con biến trở đang tỏng quá trình hoạt động; bản thân nó sẽ cần một tín hiệu relay điều tiết ra để tích hợp chỉ huỷ một máy móc nào đó; thay cho plc là điều dễ hiểu
Với chức năng này; thì bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở cũng được thiết kế hẳn một cổng ra relay để chúng ta có thể bật hoặc tắt điều khiển một con motor trong quá trình vận hành
Về sơ đồ đấu nối thì bản thân con biến trở 3 chân input vào anh em đấu nối như 2 trường hợp trên. Riêng về đầu ra rơle có một chút khác biệt là đấu vào chân số 4 với 5
Về nguồn cấp cho converter biến trở sang analog hay relay anh em có thể tự chọn loại nguồn 220v hoặc 24v. Tuy nhiên; thiết bị có nguồn 24v luôn thông dụng nên hoàn toàn có sẵn
Cách cài đặt converter biến trở sang analog
Vấn đề cài đặt các bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở luôn có sự đa dạng; lý do là vì mỗi ứng dụng thì phạm vi chuyển động của biến trở hoàn toàn khác nhau
Ví dụ cài đặt bộ chuyển đổi biến trở 0…5Kohm ra 4-20ma thì chúng ta gạt swich như sau:
Trên thiết bị chuyển đổi biến trở có tới 3 chùm swich cần gạt
- Đối với sw1 bạn gạt 1 lên và 2-3-4 xuống
- Sw2 thì gạt 1-2 xuống, 3 – 4 – 7 gạt lên, 5-6 gạt xuống
- Sw3 gạt 1 xuống 2 lên
Và tất nhiên; nếu là chuyển đổi biến trở 0-20 kohm ra 0-10v, hay 0-1kohm ra 0-5v….. Cách gạt sw cũng theo đó mà thay đổi
Ngoài ra; những ca cài đặt thiết bị chuyển đổi biến trở nào khó mà chính việc gạt sw hoàn toàn không can thiệp được. Anh em có thể sử dụng phần mềm của hãng để giải quyết nhanh gọn
Riêng về việc chuyển đổi biến trở sang relay điều khiển; thì bắt buộc phải chúng ta phải dùng phần mềm cài đặt can thiệp. Với phần mềm cài đặt converter biến trở thì hoàn toàn miễn phí
Tham khảo thêm: https://huphaco-pro.vn/dien-tro-shunt-0-75mv-ra-4-20ma
Tư Vấn Giải Pháp Kỹ Thuật
0972 56 05 06 – 0931 429 989 Mr Thành
Mail: thanh.nguyen@huphaco.vn
Đ/C: Số 12 Đường 310, Rosita Khang Điền, Phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
Vật lý 9 biến trở là gì | Rheostat là gì
Biến trở có tên tiếng anh rheostat là một con điện trở có thể thay đổi tuy ý theo sự tăng giảm điện trở khi có lực tác động. Bản thân các loại biến trở được tạo ra dùng để điều chỉnh dòng điện; hoặc yêu cầu sản xuất cần sự thay đổi điện trở trong một mạch điện trong quá trình vận hành
Cho nên biến trở sẽ được sử dụng như một con điện trở có thể thay đổi tuỳ biến theo sự cài đặt sẵn trước đó
Ví dụ biến trở 0-100 kohm thì nó chính là con điện trở có thể chạy dao động thay đổi trong phạm vi 0…100 kohm. Trong khi; ví dụ điện trở 15 kohm thì nó chỉ cố định tại điểm đó
Đấy cũng chính là sự khác biệt giữa điện trở và biến trở. Hay nói cách khác; biến trở chính là sự cải tiến từ những con điện trở có sẵn nhằm mục đích điều khiển hệ thống máy móc thông qua dòng điện
Ứng dụng biến trở dùng để làm gì
Công dụng phổ biến nhất của biến trở chính là một linh kiện được thiết kế trong các mạch điều khiển công suất ví dụ như tăng giảm nhiệt độ các lò nướng tỏng gia đình; các lò sưởi giữ ấm; gián tiếp điều khiển động cơ motor
Nói đơn giản vấn đề ứng dụng biến trở ngày nay trở nên rất phổ biến; chúng được đầu tư hầu hết tại các khu vực có nhu cầu về sự tăng trưởng dòng điện hoặc điện áp
Bạn có thể không tin nhưng thực tế biến trở lại được ứng dụng rộng rãi trên từng con máy phát điện của nhà máy; khách sạn, máy phát điện phục vụ làm vườn
Người ta thiết kế biến trở để tạo nên sự tăng tốc dộ của các loại xe đạp điện; xe way, tay ga….
Việc ứng dụng biến trở trong các vấn đề kiểm soát; và điều khiển âm thanh tăng giảm trong các máy phát, tivi laptop…. là điều hiển nhiên như cơm bữa
Đặc biệt; sự phổ thông nhất chính là việc ứng dụng hàng loạt các con biến trở; phân nhiệm vụ cho chúng để hiệu chỉnh độ sáng của các bóng đèn
Ví dụ biến trở dùng để điều khiển độ sáng đèn led
Nếu bạn hiểu được sự đối nghịch của điện trở và dòng điện trong định luật Ôm. Thì chắc chắn bạn sẽ biết được rất rõ ràng và chứng minh được rằng con biến trở gắn trong mạch điện; có thể điều chỉnh được sự tăng giảm độ sáng cho các bóng đèn led
Vậy làm sao để biến trở điều khiển cường độ ánh sáng của bóng đèn mình cần thực nghiệm ?
Bật mí cho anh em là nếu như ta tăng điện trở của con biến trở trong boar mạch ; thì theo định luật Ôm tất nhiên dòng điện cấp cho bóng đèn sẽ bị giảm đi; từ dó bóng đèn không đủ nguồn cấp sẽ bị tối dần lại
Đương nhiên; việc giảm lại điện trở làm cho dòng điện tăng bật trở lại đủ nguồn thì đèn sáng với cường độ lớn thôi
Ký hiệu của biến trở là gì
Thực tế; đối với một sơ đồ mạch biến trở thì có vô vàn ký hiệu khác nhau. Bởi xét về độ đa dạng chúng ta có rất nhiều loại biến trở được ứng dụng trong tất cả các ngành nghề
Nhưng xét về tính phổ thông; độ đa năng và ứng dụng bao quát thì bản thân tôi thấy chỉ có 4 loại ký hiệu biến trở thông dụng
Bạn có thể tham khảo ảnh hoạ tiết phía trên để hiểu rõ; và nhận diện các ký hiệu của biến trở để phục vụ cho các bài thi cử sắp tới
Sơ đồ chân biến trở 3 chân
Đây chính là một trong những minh hoạ chi tiết để chỉ rõ nét hơn về khái niệm biến trở 3 chân; Thể hiện một sơ đồ hoàn chỉnh mà các loại biến trở 3 chân cần phải có
Ngoài ra; sơ đồ biến trở 3 chân còn phản ánh quy luật vận hành của nó. Còn chi tiết về nguyên lý hoạt động của biến trở này anh em có thể tham khảo thêm bên dưới
Cách mắc biến trở 3 chân
Ai cũng hỏi mình câu hỏi mắc biến trở 3 chân như thế nào cho chính xác ?
Thực ra; thì sơ đồ của biến trở 3 chân với cách mắc mình có. Nhưng phải tuỳ mục đích bán gắn biến trở vào đâu
Ví dụ mắc biến trở 3 chân với đồng hồ hiển thị; nó sẽ khác hoàn toàn cách mắc biến trở 3 chân trên các bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở. Do vậy; đấu dây biến trở phải dựa vào từng mục đích khác nhau
Dưới đây là kiến thức chung căn bản hướng dẫn cách mắc biến trở 3 chân phổ biến nhất hiện nay:
Cách xác định chân biến trở kiểm tra sống hay chết
Để mà đấu nối được các chân biến trở theo một phương pháp chính xác nhận; khi vận hành biến trở có các tín hiệu đầu ra chuẩn thì buộc anh em phải xác định đúng chân biến trở để đấu dây
Thật ra; về thiết kế tôi nói đố anh em nhìn vào con biến trở ba chân mà biết được đúng từng chân của nó. Vì thiết kế nhìn bên ngoài 100% các chân giống nhau hoàn toàn
Vì vậy có nhiều ông đấu nối sai lại bảo biến trở có vấn đề; hoặc bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở có vấn đề
Cho nên để xác định chân biến trở một cách chính xác; thì anh em dùng đồng hồ VOM để đo sự thay đổi điện trở khi chúng ta xoay núm vặn của thiết bị này
Lấy 2 chân đồng hồ VOM đo từng cặp chân biến trở; nếu có sự thay đổi điện trở khi xoay thì chân đó chính là chân chạy
Ví dụ cặp 1-2 thay đổi, cặp 2-3 thay đổi mà cặp 1-3 vặn điện trở vẫn không đổi thì chắc chắn chân số 2 là chân chạy. Mỗi biến trở từng hãng nó thiết kế chân chạy không giống nhau; cho nên nhiều anh em cứ nghĩ chân giữa luôn là chân chạy
Nếu trường hợp chả chân nào thay đổi khi biến trở xoay thì suy ra biến trở bị hư hỏng. Đây cũng là cách kiểm tra biến trở sống hay chết thông qua đồng hồ VOM
Tham khảo thêm các tin tức liên quan tại: https://huphaco-pro.vn/tin-tuc
Hướng dẫn cách đấu biến trở 3 chân
Trong một mạch điện người ta sẽ thiết kế đầu ra và đầu vào của mạch. Biến trở cũng thế; chúng cũng có chân tiếp đất; chân tiếp nhận đầu vào biến trở và chân tiếp nhận đầu ra
Phụ kiện cần thiết để tiến hành đấu nối biến trở 3 chân:
- Đầu tiên phải có một con biến trở 3 chân
- Một boar mạch điện tử cần kết nối biến trở
- Các dây điện đường kính bé để làm dây dẫn
Đầu tiên lấy chân tiếp đất đấu nối với đầu mas của boar mạch bằng cách hàn 1 đầu dây điện vào chân tiếp đất của biến trở; đầu dây còn lại hàn vào mas mạch
Mạch điện tử rất bé và chịu không được nhiệt độ cao. Vì thế anh em nào mới tập hàn thì nhẹ nhàng thôi không hư boar nha
Tiếp lấy chân đầu vào biến trở hàn với chân đầu ra boar mạch thông qua dây điện; rồi chân đầu ra biến trở đấu chân vào boar
Đấy là đấu cho một boar mạch thông dụng thôi. Còn theo các phương pháp đấu nối khác trong công nghiệp thì chân tiếp đất là chân chạy; còn chân đầu vào đầu ra của biến trở chính là 2 chân cố định
Còn việc làm sao biết được chân nào là chân chạy thì anh em xem lại phần cách xác định chân biến trở nha
Công thức tính biến trở lớp 9
Thường các công thức tính biến trở luôn nằm trong các chuyên đề biến trở liên quan đến kiến thức vật lý lớp 9. Sẵn đây; mình sẽ hỗ trợ ngoài lề cho các bạn học sinh một số công thức tính toán các loại biến trở thông dụng
Công thức tính điện trở của biến trở
Bản thân các biến trở được tạo ra và phát minh dựa trên định luật ohm. Và cũng chính đơn vị thiết kế cho các con biến trở đều là ohm
Cho nên công thức tính biến trở chủ đạo theo vật lý lớp 9:
Rtd = U/I
Trong đó:
- I chính là cường độ dòng chiện chạy trong mạch
- U là điện áp cấp cho mạch
- Rtd chính là đơn vị biến trở tại từng bài tập cần tính
Công thức tính biến trở mắc nối tiếp
Bản thân của biến trở khi thiết kế trong một mạch điện bất kỳ. Chúng có tới 2 cách mắc khác nhau:
- Biến trở mắc nối tiếp
- Biến trở mắc song song
Tuỳ vào từng ứng dụng cụ thể chúng ta sẽ thiết kế kiểu mắc biến trở khác nhau. Mục đích chính là để giảm thiểu sự phức tạp cho sơ đồ boar mạch; phù hợp với thiết kế ứng dụng
Vậy biến trở mắc nối tiếp sẽ được tính theo công thức: Rtd = Rb + R
Công thức tính biến trở mắc song song
Biến trở mắc song song trong một mạch điện tử; thực tế nó rất phổ biến đối với nhiều mạch điện tử nhỏ ứng dụng trong việc điều khiển các bóng đèn điện…
Cho nên công thức điện trở mắc song song sẽ thể hiện tương đối phức tạp hơn
1/Rtd = 1/Rb + 1/R
Cách tính điện trở lớn nhất của biến trở
Để mà tính được điện trở lớn nhất của con biến trở đang vận hành. Bạn cần phải có thông tin về tiết diện của dây dẫn trở đang dùng kết nối trong biến trở
Theo nguyên lý biến trở thì con xoay anh em vặn càng xa thì dây dẫn trở càng dài; điều này làm cho điện trở xuất ra càng lớn
Cho nên công thức tính biến trở để tìm ra điện trở lớn nhất trong biến trở chính là:
R=ρ*l/S
Trong đó:
- R là điện trở
- ρ là một hằng số cố định
- S là tiết diện dây dẫn
Một số ví dụ bài tập biến trở vậy lý lớp 9
Ví dụ trên một con biến trở có ghi thông số 100Ω−1,5A.
Dựa vào công thức tính biến trở:
Hãy tính điện áp lớn nhất tác động vào để con biến trở chịu được ?
Suy đoán tiết diện dây dẫn quấn quanh biến trở khi biết được ρ = 0,3.10−8 Ω . m ?
Mình hướng dẫn anh em cách đọc biến trở luôn: 100Ω chính là điện trở lớn nhất của con biến trở. Có nghĩa là chúng ta chỉ xoay được tối đa 100Ω
Còn 1,5A chính là ký hiệu cường độ dòng điện lớn nhất đi qua con biến trở
Giải:
Theo định luật Ôm => U = I * R = 1,5 * 100 = 150 V
Dựa công thức tính điện trở lớn nhất của biến trở ta có: S = ρl / R = ( 0,3.10 −8 ) / 100
Chỉ đơn giản như vậy là anh em có thể hoàn thành được một bài tập chuyên đề vật lý lớp 9 liên quan đến biến trở.
Cấu tạo biến trở, điện trở
- Cấu tạo của biến trở bao gồm một lõi gốm cách điện được cuốn xung quanh bằng một cuộn coil thiết kế dây điện trở bằng đồng
- Một con điện trở trượt có sự thay đổi tuỳ ý; con này sẽ kết nối trực tiếp với chân thứ 3 gọi là chân chạy của biến trở. Thông thường theo thiết kế phổ biến thì chân chạy của biến trở hay nằm ở giữa 3 chân
- 2 đầu dây cuộn coil được đấu di chuyển về 2 chân kết nối; ta gọi 2 chân này là 2 chân cố định của con biến trở
- Phía ngoài có một thanh inox kéo dài dùng để xoay biến trở. Thường nó sẽ kết cấu thêm phụ kiện là cái núm để giúp chúng ta xoay được dễ dàng hơn
- Kết thúc là một vỏ sắt được phủ một lớp sơn tĩnh điện để bọc lại bảo vệ sự xâm nhập của bụi bận và hơi nước di chuyển làm hư biến trở
Nguyên lý hoạt động của biến trở là gì
Bản thân con biến trở có đơn vị chính là ohm. Mà ohm được phát sinh ra từ định luật ohm; và người ta cũng đã minh chứng rằng dòng điện tỷ lệ nghịch hoàn toàn với điện trở
Vậy biến trở hoạt động như thế nào ?
Nguyên lý hoạt động biến trở theo vật lý lớp 9
Theo lý thuyết học sinh tìm hiểu thì nguyên lý hoạt động của biến trở phụ thuộc hoàn toàn vào chân chạy
Khi ta vặn núm xoay hay gọi là phần tay quay theo vậy lý lớp 9; lúc này chiều dài cuộn dây quấn thiết kế trong biến trở sẽ có sự thay đổi tuyến tính tạo nên dòng điện di chuyển qua; từ đó gây nên sự thay đổi điện trở trong con biến trở
Bạn vặn xuôi theo chiều kim đồng hồ thì chiều dài cuộn dây được tăng lên; và tất nhiên điện trở trong biến trở sẽ lớn dần. Vặn ngược lại thì điện trở sẽ nhỏ dần hướng về 0
Nguyên lý hoạt động của biến trở thực tế
Theo kinh nghiệm thực tế; thực hành các con biến trở thì
Với sự cấu tạo đơn giản thì biến trở hoạt động theo nguyên lý thay đổi nhất quán một cách liên tục. Tức là ở đây giả sử con biến trở 0-5 komh nó sẽ hoạt động như này
Khi mà ta vặn con con xoay thì con chạy sẽ hoạt động như hình sẽ di chuyển từ điểm ohm được gọi là min; sau đó di chuyển theo chiều vặn của chúng ta dần lên điểm max là 5 ohm.
Nếu như ta tác động vặn con chạy đi hết cuộn coil cũng chính là lúc nguyên lý hoạt động của biến trở vận hành theo chu kỳ một là kết thúc
Còn động tác vặn ngược lại; cũng là lúc điện trở giảm dần cho đến khi ta vặn hết nó sẽ về mức min
Bạn có thể đấu nối biến trở với bất kỳ một đồng hồ hiển thị nào; để theo dõi sát sao sự thay đổi liên tục của điện trở; khi chúng ta vận hành nguyên lý hoạt động của nó dưới sự tác động của bàn tay