Rơ le trung gian ứng dụng cho các máy bơm tăng áp, máy khí nén, motor áp suất giá rẻ với các loại 220v, 24vdc, 12v xuất xứ Châu Á, Châu Âu

Rơ le trung gian nó thể hiện một tầm quan trọng rất lớn trong các vấn đề điều khiển bơm, motor …. Đóng vai trò như một loại phụ kiện trung gian nhằm đáp ứng theo yêu cầu vận hành sản xuất. Rơ le trung gian còn có cái tên gọi thông dụng đấy là relay trung gian

Tìm hiểu rơ le trung gian là gì ? Nguyên lý làm việc ra sao
Tìm hiểu rơ le trung gian là gì ? Nguyên lý làm việc ra sao

Xoay quanh vấn đề này luôn là tâm điểm của các cuộc thảo luận sôi nổi về cách đấu dây các loại rơle, định nghĩa về relay là gì ? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của role trung gian ra sao ? Có bao nhiêu loại rơ le được vận hành tại các nhà máy sản xuất hiện nay

Bậy giờ, đang lúc rảnh rồi mình xin chia sẻ với anh em tất tần tật về các kiến thức liên quan đến loại role trung gian này. Và tất nhiên các vấn đề lựa chọn relay, cách sử dụng, đấu nối đều được thể hiện rõ nét. Để mọi người có một cái nhìn bao quát sâu rộng với nguồn kiến thức dồi dào liên quan đến các loại relay thông dụng nhất hiện nay

Rơ le trung gian là gì ? Relay là gì ? Ro le là gì

Thì thật ra bản chất của tiêu đề trên đều có xuất phát từ một khái niệm như nhau cả thôi. Cái quan trọng là chúng cùng một chức năng vài trò chỉ khác tên gọi do sự khác biệt vùng miền; hoặc do một số nơi người ta quen gọi là rơ le, rờ le, role hoặc relay

Theo khái niệm dựa trên lý thuyết thì rơ le trung gian là một loại công tắc đóng ngắt dạng on/off theo chế độ NO hoặc NC đóng vai trò ứng dụng để tạo nên dòng điện lớn hơn giúp điều khiển thiết bị bơm, van, motor….

Khái niệm relay là gì ro le là gì ? Chức năng và công dụng ra sao
Khái niệm relay là gì ro le là gì ? Chức năng và công dụng ra sao

Relay trung gian là một kiểu phân tích thế này. Relay là một con công tắc điện sử dụng đòn bẩy để chuyển hoá dòng điện thấp từ một thiết bị A. Sau khi qua relay sẽ tạo ra một dòng điện đủ lớn để điều khiển một thiét bị B; chúng ta gọi relay trung gian là vì nó là một loại phụ kiện kết nối giữa thiết bị A và B trong vấn đề điều khiển vận hành một cách tự động hoá

Cho nên trong quá trình làm việc hay mua bán thì bạn có thể gọi là relay trung gian; rơ le trung gian hay role trung gian đều đúng cả. Mọi người sẽ hiểu được ý của chúng ta và cung cấp thiết bị đúng theo yêu cầu mình cần mua

Ví dụ giải thích chức năng rơle trung gian dùng để làm gì

Đúng rồi ! Chúng ta nên có một ví dụ cụ thể để anh em dựa vào kiến thức lý thuyết sẽ hiểu sâu hơn nếu như có ngay một ví dụ thực hành có liên quan đến dòng rơle này

Giả sử như bạn đang cần một công tắc báo mức đầy cạn chất lỏng điều khiển bơm để khi nước đầy thì ngắt mà cạn thì bơm vào cho đầy chẳng hạn

Con công tắc báo mức nước dòng ra có 100mA với tín hiệu ra PNP thì làm sao mà kích nổi cái bơm ví dụ 1,5A. Lúc này cần một thiết bị trung gian ở giữa kết nối với bơm và công tắc mực nước để tạo nên một chế độ kích điện đủ để con bơm hoạt động theo ý muốn

Thế là ta lấy cái công tắc mực nước đấu với role trung gian cho input đầu vào dạng on/off 100mA. Đầu output của rơ le lại đấu trực tiếp vào bơm

Mà hầu hết tất cả các dòng cảm biến xuất tín hiệu relay đều cho ra dòng điện rất nhỏ hoàn toàn không có khả năng điều khiển trực tiếp con bơm. Chính vì thế role trung gian được tạo ra dùng để xử lý các vấn đề trên cho phù hợp với quy trình tự động hoá do người dùng tạo nên

Ký hiệu role trung gian là gì

Tôi và bạn ai cũng đều quan tâm đến ký hiệu của các loại role trung gian. Vì trên các sơ đồ mạch điện bạn không biết ký hiệu của rơle đòng nghĩa với việc chúng ta hoàn toàn không thể nhận biết được mạch điều khiển đó đã được tích hợp rơle điều khiển hay chưa

Cho nên nó thực sự rất quan trọng; và đóng vai trò tiên quyết trong sơ đồ mạch vì vậy bắt buộc role trung gian phải có một ký hiệu chung duy nhất đồng nhất để giúp chúng ta đọc được sơ đồ mạch và biết đầu đầu là rơle đâu là thiết bị điện khác

Về ký hiệu thì role nó có nhiều loại và các hình dáng khác nhau tuỳ thuộc vào chức năng và ứng dụng của từng khu vực vận hành. Cho nên mình sẽ làm một bảng tra ký hiệu của rơle để anh em nhìn nhận dễ dàng hơn

Còn về chức năng output là điều chúng ta cần quan tâm nhất đối với dạng ký hiệu này của relay. Đây là một trong các ký hiệu quan trọng được nhà sản xuất tích hợp trực tiếp trên các thiết bị đo, hoặc catalog của sản phẩm

Tìm hiểu các ký hiệu role trung gian trong mạch điện
Tìm hiểu các ký hiệu role trung gian trong mạch điện

Relay trung gian ký hiệu trên sản phẩm ra sao

Khi nhìn nhận vấn đề trực tiếp trên các sản phẩm hoặc giấy tờ mô tả thông số thiết bị thì điểm nhận trong ký hiệu của các relay ( rơle ) trung gian thể hiện: SPDT, DPDT, SPST, DPST

Nếu bạn cần chọn một cặp tiếp điểm có thể cài đặt thường mở; hoặc thường đóng tuỳ ý thì ký hiệu relay đầu ta tín hiệu SPDT là sự lựa chọn cực kỳ thích hợp

Trong một số bài toán điều khiển sản xuất họ cần tới 2 cặp tiếp điểm đầu ra. Điều này có nghĩa hệ thống cần tới 4 tiếp điểm điều khiển thì ký hiệu rơle lúc này sẽ là DPDT

Ví dụ cảm biến đo mức cần một tiếp điểm để báo cạn hoặc báo đầy khi gắn trên các tank nước thì SPST là ký hiệu cần thiết

Còn đối với trường hợp tank nước mà cần 2 tiếp điểm thường mở thì ký hiệu lúc này sẽ là DPST. Mặc định đây chính là tiếp điểm của rơ le trung gian

Ngoài ra; đối với ký hiệu rơle bạn còn gặp một số ký hiệu đặc biệt như tín hiệu đầu ra PNP, NPN…. Đó đều chung quy là các tín hiệu điều khiển bơm. Và chúng cần kết hợp thêm một vài relay trung gian để tăng dòng điện để kích bơm hoạt động

Cấu tạo của rơ le trung gian 

Việc phân tích tìm hiểu cấu tạo rơ le cũng là một trong các đề tài rất được quan tâm hiện nay; vì nó liên quan trực tiếp đến sơ đồ đấu nối; vị trí điều khiển của từng chân role; các ứng dụng giám sát khi sử dụng rơle điều khiển….

Dưới đây; mình sẽ chia sẻ cho mọi người chi tiết về cấu tạo của một số dòng rơ le trung gian căn bản giúp người dùng có thể phân biệt; thấu hiểu để tiện cho quá trình đấu nối đi dây khi ứng dụng các thiết bị này trong các ngành công nghiệp hiện nay

Rơ le 4 chân

Theo một cách nhìn tổng quan chung thì rơ le 4 chân có cấu tạo bao gồm 2 chân cuộn dây và 2 chân đảm nhiệm vai trò thường đóng hoặc thường mở

Sơ đồ cấu tạo rơ le trung gian 4 chân loại thường đóng thường mở
Sơ đồ cấu tạo rơ le trung gian 4 chân loại thường đóng thường mở

Tức là đối với cấu tạo của con rơle này chúng ta chỉ thực hiện được một chức năng duy nhất đóng hoặc mở để chuyển mạch thôi

Relay 5 chân

Cấu tạo rơ le 5 chân được hình thành dựa trên cơ sở; một con relay có 5 chân đấu nối thể hiển ra bên ngoài bao gồm:

2 chân nối ở 2 đầu cuộn dây ta gọi lần lượt: Chân cuộn dây 1 và chân cuộn dây 2

Tìm hiểu cấu tạo relay 5 chân và nguyên lý hoạt động của nó
Tìm hiểu cấu tạo relay 5 chân và nguyên lý hoạt động của nó

3 chân còn lại là các chân điều khiển thể hiện 1 chân chung, 1 chân tín hiệu điều khiển chức năng thường mở; và một chân điều khiển thường đóng

Relay 6 chân

Nhìn từ bên ngoài thì loại relay trung gian này có cấu tạo 6 chân là chắc rồi đấy nó bao gồm:

  • 2 chân tiếp điểm NO và NC
  • 2 chân ở 2 đầu cuộn dây
  • 2 chân chung hoặc thực hiện thêm 1 chức năng thường đóng , thường mở
Sơ đồ cấu tạo của relay 6 chân và nguyên lý rơ le hoạt động
Sơ đồ cấu tạo của relay 6 chân và nguyên lý rơ le hoạt động

Tất nhiên đối với rơ le nào cũng vậy; chúng được bao bọc bởi một khung hộp nhựa để bảo vệ và cố định các chân cho thiết bị

Relay 8 chân

Nếu mà cấu tạo relay 4 chân cho ra 1 cặp tiếp điểm NO hoặc NC; thì bản thân các role 8 chân tạo nên sự nhân đôi một cách hoàn thiện.

Điều này có nghĩa là rơle trung gian 8 chân nó có cấu tạo tới 2 cặp tiếp điểm tuỳ mình cài đặt nó là NO hay NC

Sơ đồ cấu tạo relay trung gian 8 chân 2 cặp tiếp điểm NO NC
Sơ đồ cấu tạo relay trung gian 8 chân 2 cặp tiếp điểm NO NC

Trong đó:

  • Chân số 2 và chân 7 là 2 đầu chân nối cuộn dây
  • Chân1 và 8 là 2 chân chung kết nối với 2 cặp tiếp điểm
  • Chân 3-4-5-6 là các chân tiếp điểm để tạo nên các tiếp điểm điều khiển thường đóng NC và thường mở NO

Rơ le trung gian 14 chân

Trong các loại rơ le thì loại trung gian thiết kế 14 chân được sử dụng khá rộng rãi; bởi nó đáp ứng được nhiều bài toán khác nhau

Chúng ta sẽ tìm hiểu xem loại relay 14 chân này có cấu tạo như thế nào ?

Khác hoàn toàn với cấu tạo của các rơ le giới thiệu trên; riêng con relay 14 chân có cấu tạo gồm chân 13 và 14 ở 2 đầu cuộn dây

Loại thiết bị này có cấu tạo quá trời các cặp tiếp điểm thường đóng thường mở; nên bản thân chúng được thiết kế 4 chân chung

Tìm hiểu sơ đồ cấu tạo của rơ le trung gian 14 chân
Tìm hiểu sơ đồ cấu tạo của rơ le trung gian 14 chân

Trong đó:

Các chân chung bao gồm 9-10-11-12

Các cặp tiếp điểm 1-5 / 2-6 / 3-7 / 4-8 tương ứng với các chân chung phía trên. Điều này có nghĩa là trong cấu tạo của rơ le trung gian 14 chân cứ 1 chân chung sẽ liên kết với một cặp tiếp điểm

Ví dụ: Chân chung số 9 sẽ kết nối với cặp tiếp điểm chân 1 và chân 5. Trong đó 9-1 là tiếp điểm thường đóng NC; chân 9-5 là tiếp điểm thường mở NO

Nguyên lý làm việc của rơ le trung gian bảo vệ bơm 3 4 5 6 chân

Dựa trên một tiêu chí chung thì nguyên lý hoạt động của relay luôn như nhau cả thôi. Quan trọng là rơle loại mấy chân cho ra mấy tiếp điểm để kích bơm nước 1 lần, 2 lần hay 3 – 4 lần….

Để tạo nên nguyên lý hoạt động của rơ le bạn buộc phải có dòng điện chạy qua con role này. Và cội nguồn hoạt động sẽ thể hiện như sau:

  • Lúc ta kết nối cho dòng điện từ thiết bị nào đó xuất ra chạy vào rơle thì dòng điện thấp này sẽ di chuyển ngang qua cuộn dây nam châm điện tích hợp trong relay. Mà anh em biết rồi khi mà có dòng điện và nam châm vĩnh cửu sẽ tạo nên từ trường và từ thông
Tìm hiểu nguyên lý làm việc của rơ le trung gian
Tìm hiểu nguyên lý làm việc của rơ le trung gian
  • Mà tiếp điểm điện của các relay sẽ thay đổi chuyển từ NO sang NC hoặc NC sang NO hay còn gọi thường đóng thường mở khi và chỉ khi có sự vận hành của từ trường được tạo ra trước đó
  • Khi dòng điện được rơ le tạo ra chuyển đổi trạng thái sẽ có dòng lớn hơn rất nhiều so với dòng điện input vào trong role. Dòng điện output ra lớn như thế nào còn phải tuỳ thuộc vào kết cấu role loại 12v, 24v hay 220v….

Đấy là theo lý thuyết còn theo cách vận hành đơn giản để anh em dễ hiểu thì nguyên lý hoạt động của relay trung gian bảo vệ các con bơm như sau:

Lấy cảm biến loại tín hiệu relay đấu vào rơ le trung gian rồi sau đó đấu về bơm. Khi kích dòng điện cho cảm biến hoạt động sẽ xuất ra một relay với dòng điện nhỏ; dòng điện này đi vào trong role trung gian sẽ kích hoạt cơ chế chuyển đổi thành dòng điện đầu ra đủ lớn để kích cho bơm chạy. Chu kỳ nguyên lý này sẽ tiếp diễn liên tục một cách tự động hoá như thế

Ví dụ nguyên lý làm việc của rơle áp suất dầu loại điện tử

Rơ le áp suất dầu nhìn vậy chứ nó được phân làm 2 loại khác nhau đó là role áp suất cơ hoặc rơle áp suất điện tử

Tuy nhiên; xét về ứng dụng điều khiển thì bọn chúng có điểm chung như nhau. Chỉ khác về tính chính xác và kết cấu một cái cấp nguồn, một cái không cần nguồn nuôi vẫn hoạt động điều khiển như thường

Ở ví dụ này mình sẽ đưa ra một câu chuyện thực tế mà con rơle áp suất điện tử đang từng hoạt động trong môi trường dầu Do

Rơ le áp suất dầu điện tử hoạt động theo nguyên lý nào
Rơ le áp suất dầu điện tử hoạt động theo nguyên lý nào

Một bồn dầu cao 30m, người dùng muốn biết được lượng dầu Do trong bồn thực tế là bao nhiêu. Rồi họ cũng muốn thực hiện theo cách tự động hoá đấy là khi dầu cạn còn 0,5m thì phải kích hoạt bơm dầu. Khi bơm dầu cách miệng bồn tầm 1m thì kích tắt bơm

Đối với dầu Do khi giám sát người ta cần độ chính xác phải cao; cộng thêm yêu cầu 2 relay điều khiển đầy cạn nên việc chọn rơ le áp suất dầu loại điện tử là điều hiển nhiên

Trên loại role này mình sẽ cài dải 0-3 bar tương ứng dòng ra 4-20ma; vì 1 bar bằng tới 10mH2O nên 30m nước quy đổi thành 3 bar.

0,5mH2O = 50 mbar điểm này mình sẽ cài báo cạn dầu Do, 29mH2O là điểm đầy tương đương 2,9 bar là điểm cài đá relay báo đầy dầu Do

Các loại rơ le bảo vệ bơm nước, điện áp, mất pha, quá dòng

Nếu bạn có nghiên cứu về nguồn cấp cho relay thì chúng ta có một số loại thông dụng như:

  • Rơ le ( Relay ) 12vdc
  • Rơ le ( Relay ) 24vdc
  • Rơ le ( Relay ) 220v

Khi kiểm tra chân đấu nối để phân biết thì ta sẽ có một số loại rơ le thông dụng như

  • Rơ le trung gian 14 chân
  • Relay trung gian 8 chân
  • Rơ le trung gian 6 chân
  • Relay trung gian 5 chân
  • Rơ le trung gian 4 chân
  • Rơ le trung gian 3 chân
Tổng hợp các loại rơ le bảo vệ bơm nước, motor, mất pha, quá dòng
Tổng hợp các loại rơ le bảo vệ bơm nước, motor, mất pha, quá dòng

Nếu xem xét trên phương diện ứng dụng ta có một số relay trung gian sau:

  • Rơ le điện tử máy bơm tăng áp
  • Role máy nén khí
  • Rơ le tự ngắt máy bơm nước, chống cạn máy bơm nước
  • Rơ le cảm biến dòng chảy
  • Rơ le nhiệt nồi cơm điện

Đấy thấy chưa anh em; tuỳ vào từng công dụng, nguồn cấp hay vai trò từng bài toán sản xuất sẽ có một kiểu rơ le trung gian khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu hệ thống sản xuất. Chưa kể nếu chúng ta xem xét về các hãng và thương hiệu thì thiết bị này lại còn phân tầng thêm nhiều loại khác nhau nữa đấy

Rơ le trung gian 14 chân 220v – 24Vdc

Rơ le 5 chân 12v

Rơ le trung gian 8 chân 220v



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bộ quan trắc dữ liệu cảm biến mực nước online eca-gpis6.6da Bộ thu nhận, giám sát dữ liệu Datalogger ECA-GPIs4.2THs

Tóm tắt nội dung1 Bộ thu nhận dữ liệu Datalogger ECA-GPIs6.6DA là gì1.1 Kỹ thuật thiết bị quan trắc onliner Datalogger ECA-GPIs6.6DA1.2 Datalogger ECA-GPIs4.2THs giá rẻ như thế nào1.3 So sánh datalogger ECA-GPIs4.2THs và ECA-GPIs6.6DA 1.3.1 Bộ ghi dữ liệu ECA-GPIs4.2THs và ECA-GPIs6.6DA điểm chung là gì1.3.2 Datalogger quan trắc dữ liệu ECA-GPIs4.2THs khác ECA-GPIs6.6DA1.4 ECA-GPIs6.6DA […]

Khám phá đo mức nước giếng khoan bằng thuỷ tĩnh dạng áp suất chìm Thiết bị báo mức nước giếng khoan là gì ? Nguyên lý và ứng dụng

Tóm tắt nội dung1 Tìm hiểu khái niệm thiết bị đo mực nước giếng khoan là gì1.1 Thiết bị đo mức nước giếng khoan ứng dụng ra sao1.2 Sensor đo mực nước giếng khoan hoạt động theo nguyên lý1.3 Thiết bị báo mức giếng khoan đo được 40m , 60m, 70m , 80m, 100m1.3.1 Phạm […]

Từ thông là gì ? Công thức từ thông qua mạch điện phụ thuộc vào ? Định nghĩ từ thông là gì ? Từ thông có đơn vị là gì , Ký hiệu

Tóm tắt nội dung1 Định nghĩa khái niệm từ thông là gì ?1.1 Từ thông có đơn vị là gì ? Ký hiệu ra sao ?1.1.1 Ký hiệu từ thông là gì ?1.1.2 Đơn vị của từ thông và công thức đo từ thông theo Wb1.2 Tìm hiểu mật độ từ thông là gì1.2.1 Đơn […]