Tóm tắt nội dung
Mô tơ điện là gì ? Thế nào là mô tơ điện 1 pha ? Mo tơ điện 3 pha ?
Phải nói “mô tơ điện” một trong những đề tài bàn luận chưa bao giờ hết hot. Nó được ứng dụng rất rộng rãi trong các hộ cá nhân; chủ doanh nghiệp sản xuất nhỏ cho tới các hệ thống nhà máy sản xuất lớn
Thậm chí, có những loại motor điện mini được phân phối ra chủ yếu để anh em thực hành chế tạo cho động cơ hoạt động. Ví dụ như thiết kế đồ chơi chạy bằng mô tơ, phát minh máy chẻ củi bằng mô tơ hay quạt hút chạy bằng motor mini điện 12v….

Hầu hết các thiết bị điện có sự liên hệ lớn đối với các loại mô tơ lớn vừa và nhỏ. Trong đó; dòng động cơ motor ứng dụng cho các máy bơm nước giếng khoan; máy bơm nước hồ thuỷ điện sông ngòi; cho tới các hệ thống máy bơm ứng dụng trong sản xuất công nghiệp được vận hành rất rộng rãi
Vậy mô tơ điện tiếng anh gọi là gì ? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của motor; cách đấu nối mô tơ điện loại 1 pha hoặc 3 pha. Và quan trọng nhất là mua motor ở đâu giá rẻ mà chất lượng
Mô tơ điện là gì ( Servo )
Mô tơ điện hay còn có cái tên kỹ thuật là động cơ điện. Tên tiếng anh gọi là servo motor ( gọi tắt là động cơ servo ) Là sự tận dụng luân chuyển biến hoá năng lượng điện thành năng lượng cơ để vận hành máy móc chạy theo một quy trình khép kín nên được gọi là động cơ điện. Và thông dụng nhất là 2 dòng động cơ điện 1 pha – Động cơ điện 3 pha chuyên dùng cho các máy phát; máy bơm…..

Hầu hết bất cứ một thiết bị nào đều có tích hợp con motor để vận hành. Từ những motor điện loại lớn cho tới các mô tơ mini thiết kế công suất lớn – nhỏ – vừa tuỳ vào sự hoạt động của thiết bị tiêu thụ lượng điện nhiều hay ít
Thông thường theo thiết kế thì động cơ servo ( motor điện ) sẽ tích hợp thêm con cảm biến trong máy để kiểm tra vị trí hoặc xác định nhiệt độ
Cấu tạo động cơ servo ( motor điện DC – AC )
Đối với các động cơ servo mặc dù thiết kế; kích cỡ cũng như công suất hoạt động và nguồn cấp khác nhau. nhưng chúng đều chung một nguyên lý kết nối cấu tạo
Cụ thể mô tơ điện có cấu tạo bao gồm 2 thành phần chính và một thành phần phụ:
- Phần tĩnh
- Phần quay
- Vỏ bảo vệ
Stato là gì
Stato được xem là một thành phần trong cấu tạo các loại motor điện. Đây được xem là phần tĩnh cố định tại một vị trí cụ thể. Ngoài ra; stato được xem là phần ứng của máy phát điện xoay chiều – một chiều
Cấu tạo Stato được thiết kế chia 2 phần chính:
Lõi thép vuông thông qua nhiều lá thép tích hợp lớp sơn cách điện ghép nối lại với nhau; đóng vai trò truyền tải từ trường cho động cơ hoạt động
Phần dây quấn được chọn từ đồng tinh khiết tạo thành nhiều vòng quấn xung quanh lõi thép; người ta gọi đây là cuộn dây stato. một số động cơ điện thì thiết kế dây quấn bắng nhôm nhưng tỷ lệ máy chiếm không nhiều

Roto là gì
Roto được xem là trục chính của động cơ; đây là phần xoay liên tục theo tỷ lệ nhất định. Đơn giản dễ thấy nhất phần roto chính là chiếc quạt điện mà chúng ta thường sử dụng; chính trục quay roto làm cho cánh quạt xoay theo tạo gió
Roto có 2 kiểu thiết kế khác nhau tuỷ vào từng động cơ mô tơ điện :
- Roto kiểu thiết kế lồng sóc
- Roto thiết kế kiểu quấn dây
Và chúng được quy ước chúng là phần cảm. Cho nên nhiều nơi người ta không gọi là stato và roto mà gọi chúng là phần ứng và phần cảm
Giống như phần ứng stato thì đối với roto nó cũng thiết kế lớp dây quấn tranh lõi thép Hoặc có nhiều trường hợp dây quấn đồng sẽ quấn quanh thanh nam châm điện mục đích chính vẫn tạo ra từ trường dòng điện
Người ta ép các lá thép lại với nhau và quấn một lớp dây đồng dày tạo thành một hình trụ tròn có khoảng trống ở giữa. Khoảng trống này là nơi đặt trục quay động cơ mô tơ điện
Điểm khác biệt giữa động cơ điện có thiết kế roto dây quấn và roto lồng sóc chính là ở phần cấu tạo roto lồng sóc có tích hợp thêm quạt tản nhiệt; giúp giải phóng khí nóng khi roto quay trong lúc động cơ hoạt động. Điều này giúp thiết bị chạy ổn định và có độ bền cao hơn loại dây quấn

Vỏ motor điện là gì
Vỏ mô tơ điện là một lớp thiết kế của nhà sản xuất nhằm bảo vệ stato và roto + Boar mạch chuyển đổi bên trong. Vỏ động cơ điện được ví như lớp màn chắn giúp ngăn bụi bẩn bám lâu làm cháy motor; ngắn sự xâm nhập của độ ẩm gây rỉ sét các thiết bị bên trong
Lớp vỏ motor điện được thiết kế bằng gang tinh khiết hoặc bằng lớp nhôm dày; phía bên ngoài vỏ được phủ một lớp sơn tĩnh điện giúp bảo vệ động cơ không bị mài mòn do môi trường vận hành gây nên
Ngoài ra; động cơ servo còn được thiết kế hộp boar mạch cấp nguồn và quản tản nhiệt nằm phía sau trục quay để làm mát
Nguyên lý hoạt động motor điện
Về nguyên lý chung thì mô tơ điện hoạt động như thế này:
Khi mà chúng ta cấp nguồn điện vào !
Tại đây; dòng điện sẽ truyền tải theo đường dẫn của cuộn dây stato mục đích chính là tạo nên điện từ trường

Lớp điện từ trường này được tạo theo từng chu kỳ nhất định; và xung điện từ khi chạm vào phần roto sẽ tạo nên một suất điện động cảm ứng. Thì phần cảm ứng này nhiều hay ít rộng nhay hẹp còn tuỳ thuộc vào thiết kế động cơ servo công suất lớn hay bé; nguồn điện 12v hay 24v….
Kết luận cho thấy các con động cơ servo dạng motor điện mà chúng ta hay gặp thực tế nguyên lý hoạt động của chúng chạy theo một quy trình khép kín. Bởi bản thân nó chỉ là một phần thiết bị nhỏ trong một máy lắp ráp vận hành như máy nghiền; máy nén, máy chuyền tải dẫn vật liệu…..
Ứng dụng đông cơ motor điện
Trong dây chuyền khép kín mà động cơ điện chạy có các thành phần hợp tác chính như các bánh băng; boar mạch điều khiển, các con chiết áp với các trở đầu ra khác nhau tuỳ từng động cơ motor; thiết bị khuếch đại, thiết bị đọc; trục quay….
Trong đó; ứng dụng chính sinh ra con motor điện trong bất kỳ tình huống nào đều có chung mục đích là điều khiển tốc độ; hoặc điều khiển vị trí một cách chuẩn xác dựa vào từng thiết bị

Ví dụ ứng dụng động cơ điện điều khiển tốc độ vòng quay của quạt điện mà chúng ta hay sử dụng hẳng ngày. Quạt thường có 3 số với từng độ mạt khác nhau dựa vào tốc độ quay
Hoặc động cơ servo ứng dụng trong việc điều khiển vị trí lấy hàng, sắp xếp hàng trong các kho vận lớn
Ứng dụng động cơ điện trong việc in ấn; khắc chữ; các nhà máy sản xuất bàn ghế, lò vi sóng…..
Tìm hiểu các loại động cơ điện ( servo motor )
Nói về tính chất dòng điện để khởi động nguồn nuôi giúp động cơ điện hoạt động; thì chúng ta có 2 loại động cơ motor điện bao gồm động cơ điện servo AC ứng dụng cho dòng điện xoay chiều; và động cơ servo DC dùng cho điện 1 chiều
Tính tính chất cấu tạo theo pha dây dẫn chúng ta cũng có 2 loại động cơ motor điện loại 1 pha và động cơ điện loại 3 pha. loại này được thiết kế thông qua cách cuốn dây pha cho motor. Ví dụ motor 1 pha sẽ là 1 cuộn dây dẫn đồng; còn motor 3 pha thì bao gồm 3 cuộn dây quấn quanh lõi tạo thành động cơ có 3 pha
Về nguồn cấp chúng ta có động cơ điện motor nguồn 12v – 24v và nguồn 220v thậm chí có những dòng thiết bị chạy mô tơ điện mini lấy pin nhỏ làm nguồn nuôi cho nó. Đối với nguồn 220v hoặc 380v thì này dùng cho các động cơ lớn. Còn chi tiết ta lại có các loại motor 12v công suất lớn là loại mô tơ điện 1 chiều có công suất cực đại được sử dụng rất nhiều trong các thiết bị máy móc hiện nay

Nói chung xét về nhiều phương diện như thông số kỹ thuật; nguồn cấp và kích thước lớn nhỏ; hoặc liên quan đến vấn đề công suất các hãng họ sẽ chia ra rất nhiều loại motor khác nhau để phù hợp với thiết kế sản xuất và thiết bị cần vận dụng
Theo tên gọi mô hình ứng dụng chúng ta có các loại động cơ cần tìm hiểu:
- Động cơ motor giảm tốc nguồn 12 hoặc 24v
- Động cơ Servo
- Động cơ motor điện một chiều
- Động cơ motor điện xoay chiều
- Động cơ hoạt động có tính đồng bộ
- Động cơ vận hành không đồng bộ
- Động cơ hoạt động dạng rung
- Động cơ motor bược theo tính chất chu kỳ nhất định
- Động cơ motor tích hợp nam châm vĩnh cửu
Còn thực tế phân ra chúng ta có 2 loại chính:
Động cơ motor DC
Thì đối với động cơ một chiều dc được phân ra làm 2 loại: Loại có tích hợp thiết kế chổi than và loại không có chổi than
Trong đó; phổ biến khá nhiều là loại động cơ dc có chổi than một trong những loại động cơ nam châm vĩnh cửu
Đối với động cơ servo DC chúng được cấu tạo bao gồm:
- Phần bánh răng dây chuyền
- Sensor cảm biến vị trí
- Boar mạch hiệu chỉnh điều khiển
- Động cơ chính DC
Tốc độ của động cơ DC phụ thuộc rất lớn vào con chiết áp tích hợp trong nó. Vì đây là con tạo ra điện áp trong khi tốc độ motor dc thì phụ thuộc vào lượng điện áp được tạo ra
Bên cạnh đó; tín hiệu xung từ motor output ra sẽ quy đổi thành điện áp tham chiếu thông qua một con trasmitter chuyển đổi xung ra analog hoặc transmitter chia xung
Thông thường; các động cơ dc sẽ truyền tín hiệu về các bộ đọc xung hoặc plc để lên chương trình điều khiển tự động một cách chuẩn xác với độ tin cậy cao nhất
Theo nguyên lý thì con chiết áp tạo điện chạy vuông góc với trục động cơ thông qua sự dẫn chuyền của hệ thống bánh răng vận hành; Tín hiệu điện áp được tạo ra sẽ dẫn chuyền tới bộ khuếch đại tín hiệu
Động cơ xoay chiều AC
Đối với động cơ motor AC thì điểm nhấn cung cấp điện cho nó hoạt động là sự vận hành từ trường cuộn dây đồng quấn quanh lỗi stato kết hợp với dây dẫn nối nguồn
Motor AC cũng bao gồm 2 loại đó là loại servo không chổi than và loại servo có chổi than. Khi chúng ta cấp nguồn điện vào stato thì lập tức vận hành rotor theo stato quay. Đồng thời; khi dòng xoáy stato quay giảm dần hoặc ngưng hẳn nó cũng tác động tới bộ phận roto giám hoặc dừng
Bên cạnh đó; việc từ thông được tạo ra xoay liên tục quanh stato song song với nguồn điẹn xoay chiều chạy một cách hợp nhất. Và từ đây hiện tượng cảm ứng điện từ được sinh ra do sự kết hợp giữa stato tạo từ trường và dây dẫn roto
Điều này làm cho xung quanh roto cũng xuất hiện một dòng từ trường mới chạy quanh nó. Điểm khác biệt ở đây là tốc độ giữa từ trường stato luôn nhanh hơn rôt. bởi bản thân từ trường sinh ra ở roto ở giai đoạn sau nên việc chậm hơn tốc độ từ trường stato là điều hết sức dễ hiểu
Giá mô tơ điện 1 pha 3kw 4kw – 3 pha 11kw Toàn phát rẻ hay mắc
Đối với các thiết bị động cơ moto dạng 1 pha hoặc 3 pha của đơn vị cung cấp toàn phát nó rất đa dạng về chủng loại; kích thước, công suất ví dụ như 3kw, 4kw, 11kw, 25kw…..Dùng cho nhiều ứng dụng từ đơn giản cho đến các ứng dụng phức tạp. Thì đối với các ứng dụng đơn giản tất nhiên giá motor toàn phát cực rẻ. Nhưng đôi với ứng dụng phức tạp trong hệ thống sản xuất sẽ có sự chênh lệch giá khá lớn

Do vậy; chúng ta không thể đồng bộ giá các thiết bị mô tơ điện của toàn phát. Mà phải quan sát tổng thể và nhận định mình dùng loại moto điện 1 pha hay 3 pha. Công suất cần là bao nhiêu; lắp đặt cho hệ thống bơm nước; vận hành vật liệu sản xuất hay dùng cho các trạm máy phát điện ,…. Rồi từ đó chọn ra một con servo mô tơ điện đáp ứng đúng nhu cầu
Còn về giá mô tơ điện 1 pha hoặc 3 pha của toàn phát thì khá rẻ. lý do họ là một đại lý phân phối mô tơ điện khá lớn nên mỗi lần nhập thiết bị về cực nhiều. Đồng thời; đây là thương hiệu uy tín lượng hàng bán ra liên tục nên việc giá các motor cực cạnh tranh tốt với các hãng cùng phân khúc là điều dễ hiểu
Chuyển đổi động cơ AC DC ra analog
Việc chuyển đổi các tín từ con động cơ ac hoặc dc là hết sức quan trọng. Vì bản thân các thiết bị lập trình plc không có con nào đọc được các tín hiệu này do vậy cần có các bộ chuyển đổi tín hiệu xung từ motor servo dc hoặc ac ra dòng 4-20ma sau đó mới đi đến plc để giám sát và điều khiển

Mặt khác; việc đo dòng điện nhằm mục đích giám sát và bảo vệ động cơ xoay chiều; động cơ một chiều không bị cháy hoặc hư hỏng cũng là tâm điểm đáng lưu ý. Muốn làm được điều đó chúng ta cũng cần phải có các con biến dòng 4-20ma đảm nhận chức năng đo dòng điện AC DC từ các loại động cơ rồi trả về dòng tương ứng analog 4-20ma đưa về biến tần hoặc plc điều khiển cấp liệu cho dây chuyền sản xuất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tóm tắt nội dung1 Bộ hiển thị nhiệt độ là gì1.1 Cách hiển thị nhiệt độ pt100, pt1000, ntc, ptc, k,s1.2 Kích thước các bộ hiển thị nhiệt độ giá rẻ1.2.1 Bộ hiển thị nhiệt độ kích thước 35*771.2.2 Bộ hiển thị nhiệt độ kích thước 48*481.2.3 Bộ hiển thị nhiệt độ kích thước 48*961.3 […]
Tóm tắt nội dung1 Bảng tra kích thước ren là gì1.1 Kích thước ren hệ inch là gì1.1.1 +5 bộ chuyển đổi bước ren hệ inch bằng đồng hoặc inox1.2 Kích thước ren hệ mét là gì ?1.3 Tại sao phân biệt ren hệ inch và ren hệ mét1.4 Các chuẩn ren thông dụng trong […]
Tóm tắt nội dung1 Ứng dụng cảm biến siêu âm waycon1.1 Các loại cảm biến đo mức sóng âm waycon1.1.1 UPK-300 | UPK-800 | UPK-1200 | UPA-60001.1.2 UFP-200 | UFP-400 | UFP-800 | UFP-1600 | UFP-2000 | UFP-35001.1.3 UFA-1500-M18 | UFA-1500-M30 | UFA-150-CP | UFA2-2001.2 Ưu và nhược điểm của cảm biến waycon1.2.1 Ưu điểm […]