Tóm tắt nội dung
- 1 Vật lý 9 điện trở là gì ? Resistor là gì ?
- 2 Các loại điện trở thông dụng
- 3 Cách đọc màu của điện trở là gì
- 3.1 Giá trị dung sai theo màu của điện trở resistor
- 3.2 Cách đọc màu điện trở online
- 3.3 Bảng tra cứu cách đọc điện trở 3 vòng màu
- 3.4 Cách đọc điện trở 4 vòng màu
- 3.5 Cách đọc điện trở 5 vòng màu
- 3.6 Cách đọc điện trở 6 vòng màu
- 3.7 Bài tập đọc giá trị điện trở
- 3.8 Các công thức tính điện trở
- 3.9 Bài tập trắc nghiệm điện trở 9 – 11- 12
Điện trở là gì ? Resistor là gì ? Bảng màu điện trở dùng để làm gì
Dạo gần đây cái từ ” Điện trở ” được anh em học sinh; sinh viên bàn luận rất nhiều. Sau các cuộc bàn luận xoay quanh khái niệm điện trở là gì và công dụng của nó. Thì việc đề ra một công thức tính điện trở để tạo nên tiền đề chính quy đưa về một mối là điều cần thiết
Các kiến thức liên quan đến điện trở không chỉ dừng ở đó đâu anh em ạ !
Hôm nay; mình sẽ chia sẻ chi tiết thể hiện sâu sắc:
- Khái niệm bản chất điện trở là gì ?
- Trên thế giới này tồn tại bao nhiêu loại điện trở đây ?
- Làm sao để nhận biết và đọc được giá trị điện trở dựa trên bảng màu thiết kế trên thân nó
- Các vấn đề liên quan đến điện trở suất là gì và công thức tính toán tìm ra chân lý của từng loại linh kiện này
Nói chung điện trở đang là một chủ đề gọi là ” hot tren ” vì nó liên quan đến nhiều ngành nghề. Đặc biệt; anh em sinh viên chúng ta sao mà bỏ qua loại linh kiện phục vụ học tập; thiết kế đề án này được
Cho nên việc hiểu biết các kiến thức liên quan đến điện trở ? Khai thác triệt để thông qua các thực hành và theo chân sự hướng dẫn chia sẻ tận tình của những người đi trước như chúng tôi; sẽ giúp anh em nắm bắt được tất cả những vẫn đề liên quan đến loại Resistor này
Vật lý 9 điện trở là gì ? Resistor là gì ?
Nãy giờ thấy ông này lúc thì nói là điện trở; khi thì bàn Resistor mà chả hiểu rốt cuộc những liên kiện này là cái gì ? Giữa chúng có sự liên quan mật thiết với nhau không mà thấy nhắc xen kẽ nhỉ
Ok Điện trở là gì ? Resistor là gì ? Vấn đề sẽ được giải quyết trong một nốt nhạc thông qua khái niệm mà tôi sắp cung cấp cho anh em
Điện trở là một linh kiện đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các mạch điện trong việc điều chỉnh dòng điện hoặc giảm thiểu độ mạnh dòng điện chạy trong mạch; hiệu chỉnh điện áp, tạo nhiệt năng. Tên tiếng anh của điện trở là Resistor; và giờ đây các bạn đã hiểu định nghĩa Resistor là gì chưa
Theo phân tích của riêng tôi để anh em dễ hiểu hơn thì:
Điện trở có nghĩa như này; ” điện ” biểu thị như dòng điện là cái chắc rồi, ” trở ” có nghĩa là sự cản trở và theo ngôn từ thuật ngữ tròn ngành kỹ thuật thì nó là trở kháng. Cho nên ” Điện trở ” hiểu đơn giản là sự cản trở dòng điện giúp mạch luôn có dòng ổn định xuyên suốt trong quá trình vận hành thiết bị
Và bạn cũng có thể hiểu nôm na định nghĩa điện trở như môt thức đo hạn chế lượng electron tạo nên sự cản trở dòng diện chạy trong mạch
Tới đây anh em đã hiểu điện trở là gì ? Resistor là gì ?
Ký hiệu điện trở trong mạch điện
Phần ký hiệu điện trở là rất cần thiết; một yếu tố quyết định để bạn nhận biết được trong mạch điện hiện tại mình đang sử dụng có thiết kế điện trở hay không
Ký hiệu điện trở trong mạch điện được được biết thông qua 2 cách: Ký hiệu dạng viết ghi chú và ký hiệu dạng hình ảnh
Cái lưu ý chính là trong một mạch điện thì ký hiệu của điện trở luôn có sự thay đổi dựa trên mạch điện ứng dụng dùng để làm gì
- Ví dụ ký hiệu điện trở trong mạch chiết áp là RP hoặc RW
- Trong khi những con điện trở cố định gắn trong mạch thì lại ký hiệu R
Cho nên theo ghi chú thì ký hiệu điện trở trong mạch điện thông dụng như R, RF, RN, FS….. Bạn lướt qua sơ đồ mạch điện mà thấy những ký hiệu này thì đó có sự hiện diện của điện trở
Đây chia sẻ anh em tổng hợp các ký hiệu điện trở bằng ghi chú thông qua ứng dụng; vật liệu sản xuất; kích thước, công suất,…..
Vậy câu hỏi đặt ra:
Cái ký hiệu dạng ghi chú thì ok rồi ! Thế ký hiệu điện trở trong sơ đồ mạch điện thông qua hình vẽ là gì ?
Các ký hiệu điện trở trong sơ đồ mạch điện
Đối với những con điện trở thông thường có 2 chân:
Nếu được thiết kế trong chiết áp thì điện trở có ký hiệu như thế nào ?
Ngoài ra; ký hiệu biến trở còn được phân biệt theo:
- Các tiêu chuẩn IEC 60617, IEC 61131-3 của anh
- ANSI Y32.2-1975 của hiệp hội chế tạo máy
- AS 1102 của úc
Cách đọc ký hiệu điện trở là gì
Xem xét nhận biết ký hiệu điện trở trong mạch điện là một chuyển; còn đọc được để biết con điện trở này được thiết kế từ vậy liệu gì ? Công suất hoạt động như thế nào…. Lại là cả một vấn đề
Vậy làm sao để đọc được ký hiệu điện trở một cách chuẩn nhất đây ?
Ví dụ một con điện trở có ký hiệu trên thân là RYJ thì có ý nghĩa gì ?
- R là ký hiệu chủ lực của điện trở. Thể hiện à đây là con điện trở thiết kế trong mạch
- Y tiếp theo là chỉ thị vật liệu thiết kế con điện trở là vật liệu kim loại màng oxit
- J cuối cùng thể hiện độ chính xác con điện trở trong quá trình vận hành
Vấn đề quan trọng không kém đây chính là bạn phải biết tiếng anh vì bảng đọc ký hiệu điện trở mà tôi chia sẻ được thiết kế theo bảng english
Điện trở có tính chất gì
Chính xác nhận định bản chất của điện trở chính là khả năng tiêu thụ nặng lượng. Nói cách khác là sự triệt tiêu electron để ngăn cản bớt điện năng đi qua
Bạn có thể nhận định điện trở là một linh kiện thụ động; vì căn bản nó chỉ hấp thu năng lượng mà chả bao giờ tự sinh ra năng lượng
Đối với hiệu điện trở thì nó thể hiện bản chất ký hiệu kiểu mỹ và kiểu quốc tế
Đơn vị điện trở ký hiệu ôm ( Ω )
Khi nào dùng đồng hồ VOM để đo điện trở thì chúng ta đều vặn vào biểu tượng Ω trên VOM rồi mới đo. Và tôi khẳng định với anh em một lần nữa chính xác đơn vị điện trở ký hiệu ôm (Ω )
Không thì anh em gọi ký hiệu điện trở là ohm cũng được vì chúng đều như nhau cả. Ohm có nghĩa là viết tắt của từ omega
Đối với các điện trở trên 1000 Ω thì đơn vị điện trở được ký hiệu như thế nào ? Có phải là ký hiệu ôm không ?
À không ! Khi đó sẽ là KΩ hoặc MΩ tuỳ vào công suất từng con điện trở trong đó:
- Kí hiệu điện trở kΩ có nghĩa là kilohm ( Ví dụ điện trở 5kΩ, 10kΩ…)
- Còn ký hiệu điện trở MΩ gọi là megaohm ( Ví dụ điện trở 1MΩ, 3MΩ )
Ứng dụng điện trở dùng để làm gì trong đời sống
Sau khái niệm trên thì thực tế ứng dụng của điện trở dùng để làm gì hay nói cách khác: Chức năng của điện trở là gì ?
Tất nhiên; điểm nhấn của điện trở vẫn là dùng để điều khiển và cản trở khi dòng điện chạy trong mạch. Nguyên nhân gây ra hiệu quả này chỉnh là sự va chạm mạnh mẽ của các điện electron và ion là cơ sở gây nên sự cản trở dòng điện và tạo nên nhiệt năng từ sự va chạm
Thay đổi điện áp trong mạch
Bạn có tin điện trở dùng để thay đổi điện áp trong mạch không ?
Chắc chắn là thực tế đã diễn ra điều này. Một con chiết áp được thiết kế điện trở thông qua núm vặn đã hiệu chỉnh được dòng điện áp chạy trong một mạch
Anh em nào chưa rõ vấn đề này có thể tham khảo chiết áp là gì ? Sau khi đọc bài đó xong bạn sẽ hiểu vì sao chức năng của điện trở; lại góp phần làm thay đổi điện áp di chuyển trong mạch
Mà sự thay đổi điện áp mạch tác động rất lớn đến các ứng dụng điều khiển motor, động cơ, hiệu chỉnh âm thanh; quạt trần thông qua áp
Hiệu chỉnh điện áp đầu vào cho điện đầu ra phù hợp
Giả sử điện áp đầu vào mạch điện là 0-24v; trong khi mạch này nó chỉ cần max 5v là có thể vận hành với công suất tối đa rồi
Vậy làm thế nào để biến đổi áp đang vào mạnh mẽ với dòng 0-24v sang áp nhỏ hơn 0-5v đây ?
Bạn thiết kế ngay con điện trở resistor cho tôi. đảm bảo sẽ có áp 0-5v cung cấp cho mạch này
Mà làm sao để chọn điện trở thiết kế cho mạch này; vì bản chất con này có nhiều chủng loại; công suất lớn nhỏ khác nhau làm sao mà biết hàn con nào vào ?
Ok phần dưới cùng mình sẽ hướng dẫn anh em; cách chọn điện trở để kết nối với mạch điện một cách phù hợp với sơ đồ mô tả chi tiết nhất
Ta tiếp tục quay lại vấn đề điện trở dùng để làm gì nhé ! Vì con này thực sự đa năng; ngần ấy ý trên chưa đủ đâu
Tạo nhiệt năng là chức năng của điện trở
Nguồn năng lượng nhiệt năng đâu phải dễ dàng có được. Vậy mà sự kết hợp của linh kiện điện trở và thiết bị lại có thể sinh ra nhiệt năng
Vì sao lò vi sóng, lò nướng, quạt tạo nhiệt; máy tính dùng thời gian lại nóng là tại vì có sự hiện diện của điện trở trong mạch đấy anh em
Vậy điện trở trong mạch có chức năng gì mà sinh ra được nhiệt năng nhỉ ?
Anh em nhớ nhé ! Câu này chắc chắn ra trong đề thi
Đơn giản là vì sự va chạm mạnh mẽ của các hạt điện tích electron và ion gây ra. Chu kỳ va chạm càng lớn thì nhiệt năng càng mạnh; tạo nên độ nóng khác nhau tuỳ vào từng thiết bị
Chức năng của điện trở nạp điện năng và cấp điện năng
Một chức năng vô cùng hay được phát minh bởi một số sinh viên các học viện kỹ thuật. Họ đã tìm ra nguyên lý nạp điện và phát điện năng của điện trở từ đó giúp tạo ra nhiều ứng dụng hữu ích
- Các bạn có thấy mấy cái đèn led hay nhấp náy không
- Mấy cái đèn thiết kế ở mấy chiếc xe máy độ cũng thế
- Rồi còi báo tự động để cảnh báo nguy hiểm; cảnh báo hệ thống sản xuất…
Đấy chính là ứng dụng mà điện trở mang lại !
Cụ thể là như này khi chúng ta thiết kế một con điện trở trong mạch đèn led hay còi báo một cách phù hợp; nó sẽ có chức năng hấp thụ dòng điện và khi điện đạt điểm kích đèn led nhấp nháy hoặc còi báo động. Sau khi nhấp nháy sáng đèn led sẽ tối lại vì lượng điện đã bị giải phóng đi cần nạp thêm; và chu kỳ đó cứ diễn ra như thế
Ngoài ra; điện trở còn được ứng dụng trong vấn để khuếch đại tín hiệu, âm thanh, điều khiển áp suất bằng pid các máy ảnh, thiết bị kiểm tra rò rỉ khí, cảm biến đo mức…..
Dùng để Transistor và đèn led hoạt động tốt hơn
Bản thân những con Transistor hay mấy cái đèn led chúng ta thường thấy hằng ngày; nếu cho dòng điện cung cấp trực tiếp có thể gây nên nhiều vấn đề cháy nổ; hư hỏng không cần thiết
Chình vì thế việc thiết kế những con điện trở trong mạch Transistor hay đèn led; giúp cản trở và hiệu chỉnh dòng điện trong mạch sao cho phù hợp với điện của đèn; hoặc con Transistor để nó hoạt động hiệu quả hơn
Cấu tạo của điện trở resistor là gì ( Công nghệ 12 )
Có rất nhiều loại điện trở; nhưng xét về nguồn gốc cấu tạo thì resistor có nhiều điểm chung giống nhau. Vậy cấu tạo của điện trở như thế nào trong các bài trắc nghiệm
Chia sẻ chi tiết với anh em luôn là con điện trở resistor có cấu tạo bao gồm 5 thành phần chính
- 2 chân ngõ vào và ngõ ra điện trở được thiết kế dạng đồng phủ lớp mạ màu trắng
- Vật liệu kết nối với 2 chân điện trở có thể là gốm, màng cacbon, vật liệu phi kim loại, màng oxit kim loại ….. Điều này tuỳ thuộc từng loại điện trở cụ thể
- Bọc quanh lớp vật liệu là lớp kim loại mỏng hình xoắn ốc có tính năng dẫn điện
- Tiếp đó là lớp vỏ bảo vệ giúp chống hơi nước xâm nhập
- Cuối cùng là bảng màu được tô lên để phân biệt từng loại điện trở
Nguyên lý hoạt động của điện trở theo định luật ohm
Bản thân đơn vị điện trở được hình thành từ định luật ohm; thế nên chúng ta cứ bám sát vào nó để tạo nên một nguyên lý hoạt động có tính nhất quán
Cho nên nguyên lý hoạt động điện trở resistor theo lý thuyết là 1Ω là điện trở tạo nên giữa 2 điểm dòng và áp. Trong đó; 1V = 1A và điều này có nghĩa là khi điện trở bằng 1 thì dòng điện và điện áp bằng nhau theo công thức định luật ohm: V = I*R
Điều này cho thấy giữa điện áp và dòng điện có một sự kết nối tỷ lệ thuận mới nhau. Và điện trở là điểm nhấn ở đây; khi điện trở tăng thì tất cả đều tăng và ngược lại
Ví dụ về nguyên lý hoạt động điện trở resistor
Đây là một phần nguyên lý vận hành cũng khá khó hiểu; nên mình sẽ chia sẻ một ví dụ chi tiết nhằm cung cấp thêm thông tin cho người đọc hiểu rõ bản chất vận hành của con điện trở này
Giả sử lấy một con điện trợ có giá trị 1KΩ cho kết nối 2 chân với điện áp dòng DC tầm 24V. Tình theo công thức định luật ohm thì cường độ dòng điện I = V/R = 24/1000Ω = 0,024 A
Đây chính là ví dụ chứng minh tốt nhất để giải thích rõ ràng nguyên lý hoạt động của điện trở theo định luật ôm; và tính tỷ lệ thuận của dòng điện với điện áp
Các loại điện trở thông dụng
Nói về các loại điện trở trên thị trường có mức độ thông dụng hiện nay; thì chúng ta hoàn toàn có nhiều cách thức xác định dựa trên công suất; ứng dụng và nhiều nhân tố khác như hình dàng, kích thước
Xét theo kết cấu vật liệu chúng ta có:
- Điện trở gốm
- Điện trở dây quấn hay còn gọi điện trở cuộn dây
- Điện trở Film
- Điện trở cacbon
- Điện trở màng oxit kim loại
So sánh về phạm vi đo ta có:
- Điện trở 5 ôm, 22 ôm, 500 ôm, 56 ôm…..
- Điện trở 1k, 2k2, 4k7, 5k, 5k6, 10k, 100k, 220k, 500k….
Xét về công suất sử dụng ta có các loại:
- Điện trở công suất 1w
- Điện trở công suất 5w
- Điện trở công suất 10w
- Điện trở công suất 100w
- Điện trở công suất 1000w
- Điện trở công suất 1500w
- Điện trở công suất 2000w…..
Nhận biết vòng màu trên điện trở ta lại có một số loại:
- Điện trở 2 vòng màu
- Điện trở 3 vòng màu
- Điện trở 4 vòng màu
- Điện trở 5 vòng màu
- Điện trở 6 vòng màu
- Điện trở7 vòng màu
Cách đọc màu của điện trở là gì
Màu của điện trở là một sự tác động ký hiệu màu sắc trên từng loại linh kiện điện tử này. Màu của điện trở là gì ? Số lượng màu điện trở sẽ phản ánh được dung sai của điện trở; công suất điện trở và nhiều vấn đề liên quan
Cho nên chúng ta phải hiểu cách đọc màu của điện trở để nhận biết được đúng loại linh kiện; để vận dụng vào quá trình khai thác hết công năng của nó
Bảng màu điện trở là điều cần thiết vì nó sẽ tóm tắt ngắn gọn để chúng ta nắm bắt kiến thức dễ dàng
Giá trị dung sai theo màu của điện trở resistor
Dung sai của điện trở là gì ? Giá trị dung sai resistor phản ánh vấn đề nào ?
Đây là 2 câu hỏi mà chúng ta cần phải giải quyết trong mục này. Vì dung sai điện trở như một nhân tố khá quan trọng
Định nghĩa dung sai điện trở là tỷ lệ sai lệch mà trong quá trình điện trở hoạt động so với thiết kế thực tế. Hoặc có thể tưởng tượng dung sai điện trở chính là độ chính xác hoặc sai số khi hoạt động
Dung sai điện trở có ký hiệu ±% có nghĩa là khoanh vùng phạm vi sai số cho phép
Thị trường hiện nay thì tỷ lệ dung sai ký hiệu trên điện trở phổ thông là 5% chiếm 90%; theo bản thân tôi thì điều này quá tệ. Theo kinh nghiệm chia sẻ thì dung sai điện trở tốt nhất là ±1%; riêng điện trở công suất lớn vì dải phạm vi quá rộng nên có thể thiết kế cho phép dung sai ở 0,1
Ví dụ dung sai của điện trở 5kohm là 1% điều này có nghĩa là sai số cho phép nằm trong khoảng ±50 ohm trên toàn dải
Cho nên dựa vào bản dung sai điện trở bạn có thể biết được dung sai điện trở màu vàng là bao nhiêu % chẳng hạn
Cách đọc màu điện trở online
Đọc màu điện trở online là một trong những cách nhận biết được các thông số điện trở mình cần mua hoặc đã mua.
Tức là bạn sẽ dựa vào mạng internet online để tìm bảng tra tổng kết các màu điện trở thông dụng
Và tất nhiên; anh em nào không nắm bắt kỹ các kiến thức này; thì hoàn toàn không thể nhận biết được con điện trở đó công suất bao nhiêu Ω, sai số bao nhiêu % trong quá trình hoạt động…..
Bênh cạnh đó; theo phương thức tìm hiểu online bạn sẽ biết được một số quy ước để nhận diện công suất điện trở
Bảng tra cứu cách đọc điện trở 3 vòng màu
Điện trở 3 vòng màu là một con điện trở được thiết kế 2 đầu chân cố định; ở giữa thể hiện 3 màu khác nhau được tô trên thân chính con link kiện này
Điện trở 3 vòng màu cho chúng ta biết được còn điện trở này có trị số bao nhiêu Ω
Ví dụ đọc điện trở 3 vòng màu
1 con điện trở resistor trên thân có tô 3 màu lần lượt là đỏ, vàng và nâu
3 vòng màu điện trở sẽ có ý nghĩa như sau:
- Cột 1 là chỉ số hàng chục
- Cột 2 là chỉ số hàng đơn vị
- Cột mà là hàm mũ số
Cũng ví dụ 3 vòng màu điện trở trên chúng ta sẽ có các thông số tương ứng lần lượt 2,4 và 100
Điều này ý nói con điện trở = 24Ω. Giả sử nếu vòng 3 là màu đỏ thì sẽ là 102 nghĩa là con điện trở 2400 Ω tương ứng 2,4 kΩ
Cách đọc điện trở 4 vòng màu
Điện trở 4 vòng màu là một dạng resistor trên thân lúc nào nó cũng có ký hiệu 4 màu khác biệt; chúng được tô thành 4 vòng tròn màu cách nhau một khoảng nhất định
Ý nghĩa điện trở 4 vòng màu không những có chúng ta biết được phạm vi hoạt động tối đa của nó; mà còn khải báo độ sai số trong quá trình vận hành
Ví dụ cách đọc bảng màu điện trở 4 vạch
Theo định nghĩa thì điện trở 4 vạch có nghĩa là được tô lên 4 màu. Giả sử con điện trở bạn đang cầm trên tay màu xanh lá cây, xanh dương, đỏ và cam
Dựa theo bảng màu điện trở ta có:
- Màu xanh lá cây chỉ số 5
- Màu xanh dương chỉ số 6
- Màu đỏ chỉ 100
- Cuối cùng màu cam trong bảng điện trở chỉ ±3%
Dựa vào phân tích trên từ bảng màu điện trở 4 vạch ta kết luận; đây là con điện trở có phạm vi tối đa 5600 Ω với phạm vi sai số cho phép ±3%
Cách đọc điện trở 5 vòng màu
Điện trở mà trên thân nó có 5 vạch màu được gọi là loại resistor 5 vòng. Và ý nghĩa của các vòng màu này nó thể hiện rất rõ thông qua ví dụ mình chia sẻ với các bạn bên dưới
Thông thường; mặc định loại điện trở 5 vòng màu nó được thiết kế cho những con có trở phải là ký hiệu KΩ
Ví dụ bảng tra cứu màu điện trở 5 vạch
Bảng không hiểu rõ thì cứ bám sát vào mấy cái bảng tra cứu điện trở thì chúng ta có thể hoàn toàn thành thạo việc đọc điện trở 2 vòng màu; 3 vòng màu, 4 vòng màu hoặc 5 vòng màu
Giả sử trên một linh kiện điện trở có ký hiệu 5 vòng màu cụ thể; điện trở 5 vòng màu nâu-đen-đen-đen-nâu giá trị điện trở là 100Ω với sai số cho phép ±1%
Cách đọc điện trở 6 vòng màu
Điện trở 6 vạch màu là một con điện trở có phạm vi công suất hoạt động rất lớn; loại này dùng khá ít so với các mẫu vòng điện trở phía trên
Tuy nhiên; không thể phủ nhận đây là một dòng linh kiện cao cấp không thể thiếu trong các mạch sản xuất cần sự hiệu chỉnh áp đối với tải điện lớn
Vậy đọc điện trở 6 vạch có khó không ?
Hoàn toàn không khó nha anh em
Ví dụ trên điện trở ký hiệu vàng – vàng – xanh – đỏ – tím – nâu thì có nghĩ như này
Dựa vào bảng tra cứu điện trở trên ta có:
- Cột 1 vàng 4
- Cột 2 vàng 4
- Cột 3 xanh 5
- Cột 4 đỏ 102
- Cột 5 tím ±1%
- Cột 6 100 ppm/k
Nghĩa là con điện trở có thông số kỹ thuật 445 * 102 Ω; sai số ±1% loại 100 ppm/k
Bài tập đọc giá trị điện trở
Sẵn mình để ra một số bài tập liên quan đến các tình huống đọc điện trở để anh em tập làm cho quen; từ đó sẽ tạo nên bản năng linh động trong việc đọc giá trị điện trở trong thi cử trắc nghiệm mà nhà trường hay đưa ra
- Điện trở 3 vòng màu nâu – tím – xanh thì ý nghĩa là gì ?
Đáp án:
Dựa vào bảng điện trở ta có nâu ứng cột 1 là số 1; tím cột 2 số 7, xanh tương ứng 1 MΩ => Đây là con điện trở 17 MΩ
- Điện trở 1500 KΩ sai số ±2% thì có màu gì ?
Đáp án: Nâu – Xanh – Xanh – Đỏ và đây là một con điện trở 4 vòng màu
Giả sử bài toán cho chiết điện trở này có 5 vòng màu lần lượt Trắng – vàng – đỏ – vàng – xanh thì trị số điện trở sẽ là ?
- A: 942 * 100Ω sai số ±5%
- B: 942 * 100Ω sai số ±0,25%
- C: 942 * 1MΩ sai số ±5%
Đáp án sẽ là A
Chúng ta phải bám sát một số bài tập đọc điện trở này; ngoài ra nên tham khảo thêm các dạng bài tập trắc nghiệm bên ngoài để sau này giải các bài toán trong thi cử dễ dàng hơn
Các công thức tính điện trở
Điện trở thực tế có rất nhiều dạng công thức tính; và tất nhiên các công thức này thể hiện theo từng cách mắc đấu nối điện trở
Tính điện trở theo định luật Ohm
Theo định luật ohm thì điện trở sẽ được tính theo công thức:
Mắc song song
Điện trở mắc song song là dòng điện chạy qua điện trở có sự phân tán; thay vì mắc nối dài thì cách đấu điện trở này lại mắc theo hàng ngang hoặc dọc có xu hướng chạy song song giống nhau
Công thức tính điện trở song song:
Mắc nối tiếp
Điện trở mắc nối tiếp là một mạch điện thiết kế nhiều điện trở; nhưng khi dòng điện đi qua đều có sự tương đồng giống nhau
Công thức tính điện trở nối tiếp:
Đối với điện trở mắc nối tiếp thì bản chất của điện trở chung toàn mạch; sẽ bằng sự cộng dồn của các điện trở mắc trong mạch đó
Tụ điện, bóng đèn, cuộn cảm, dây dẫn
Khá đa dạng nếu mọi người linh động khi triển khai một trong ba công thức trên; để thực hành ứng dụng trong việc giải quyết các bài tập liên quan đến việc tính toán điện trở của dây dẫn, tụ điện, bóng đèn, hoặc cuộn cảm.
Việc thiết lập các công thức tính điện trở liên quan đến mấy thiết bị trên; sẽ là giải pháp tốt nhất để chọn điện trở khi thiết lập kết nối nó với mạch điện liên quan đến những tụ điện và bóng đèn này
Cho nên việc có thể sử dụng 3 loại công thức này để làm công thức tính điện trở của
- Bóng đèn
- Tụ điện
- Cuộn cảm
- Dây dẫn
Là hoàn toàn hiển nhiên; góp phần mang lại hiệu quả cao trong việc tự chế các thiết bị điện cho riêng mình; thậm chí các công thức tính toán trên còn được vận hành thuần thục trong các hệ thống sản xuất linh kiện; mạch điện
Bài tập trắc nghiệm điện trở 9 – 11- 12
Đưới đây là một số bài tập tương quan dưới dạng trắc nghiệm bổ sung do mình biên soạn. Mục đích chính giúp mọi người người có kiến thức tiếp thu các vấn đề liên quan đến điện trở là gì ? Resistor là gì ?
Trong mạch điện thì điện trở làm nhiệm vụ gì ?
=> Đối với một mạch điện hoàn hảo thì nhiệm vụ của điện trở được thiết kế trong đó đảm nhận giảm thiểu cường độ dòng điện; điều chỉnh điện áp đầu vào; phân chia điện áp tuyến tính, giảm thiểu tốc độ nguồn cho tụ, điều khiển âm thanh, motor…..
Điện trở của dây dẫn có ý nghĩa gì
=> Điện trở của dây dẫn thì chính là con điện trở Resistor được kết cấu trực tiếp trên đoạn dây dẫn đó; và tất nhiên không có sự kết nối trực tiếp với các linh kiện điện tử khác trong mạch
Khái niệm điện trở dây quấn là gì ?
=> Điện trở dây quấn tiếng anh gọi winding resistance là một con điện trở được thiết kế bằng dây quấn kim loại; họ sẽ ứng dụng dây này quấn nhiều vòng trên lõi gốm điện trở. Ưu điểm của điện trở dây quấn có công suất tương đối cao và khả năng chịu tải dòng điện hoặc điện áp đi qua khá lớn
Ký hiệu của điện trở dây quấn ?
=> Thường điện trở dây quấn ký hiệu W; loại công suất cao hơn nữa thì là WH
Có bao nhiêu loại nhiệt điện trở ?
Có tổng 2 loại nhiệt điện trở NTC và PTC mà chúng ta thường thấy trong công nghiệp. Vậy điện trở nhiệt ntc là gì thì anh em tham khảo thêm ở những bài chia sẻ tiếp theo nhé
Ý nghĩa của điện trở là gì
=> Sự tồn tại của điện trở mang một ý nghĩa tạo nên sự cản trở dòng điện; hoặc điện áp trong mạch. Và đây cũng chính là ứng dụng đặc trưng tiêu biểu nhất của loại linh kiện này
Điện trở có bao nhiêu cách mắc thông dụng
Theo lý thuyết lớp 9 thì điện trở có 2 cách mắc thông dụng nhất: Mắc song song và mắc nối tiếp
Đơn vị SI của điện trở là gì?
Theo định nghĩa và ký hiệu thì đơn vị SI của điện trở là Ohm
Trị số điện trở là gì
Trị số điện trở là một loạt các kiến thức thể hiện trên con điện trở; giúp người đọc biết được phạm vi hoạt động, công suất điện trở, độ sai số, chất liệu làm điện trở…..
Giá trị điện trở thực tế là gì
Giá trị điện trở thực tế có nghĩa là định mức hoạt động của con điện trở đó. Ví dụ điện trở 5 Kohm thì giá trị thực tế của con điện trở này mắc trong mạch cản trở dòng với trở 5000 ohm
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tóm tắt nội dung1 Cảm biến đo mức ulm-53n-20 là gì1.1 Siêu âm ulm-53n dải đo 20m xuất xứ từ đâu1.2 Bạn hiểu thế nào về dòng cảm biến arlm-70n của dinel1.3 Tại sao phải thay thế siêu âm ulm-53n-20 bằng radar arlm-70n1.3.1 Độ chính xác rất quan trọng1.3.2 Điểm chết cảm biến siêu âm […]
Tóm tắt nội dung1 Cảm biến mực nước không tiếp xúc là gì1.1 Cảm biến đo mức không tiếp xúc hình thành phát triển ra sao1.2 Cảm biến không tiếp xúc dùng để làm gì1.2.1 Phục vụ nhiều ngành công nghiệp và đời sống1.3 Nguyên lý hoạt động của cảm biến đo mức không tiếp […]
Tóm tắt nội dung1 Tìm hiểu khái niệm đầu cos là gì ? Đầu cosse là gì ?1.1 Đầu cos tiếng Trung la gì1.1.1 Tiếng trung 压接端子 nghĩa là đầu coss nối dây điện1.2 Đầu cos tiếng Anh la gì1.2.1 Đầu cos tiếng anh đọc là Terminal, cosse1.3 Vai trò và sức ảnh hưởng của các loại đầu cos […]