Tóm tắt nội dung
Bộ điều khiển nhiệt độ pid – Điều khiển áp suất pid
Vấn đề điều khiển nhiệt độ – áp suất thông qua các bộ điều khiển PID controller cũng khá phức tạp trong một hệ thống giám sát điều khiển nhiệt trên các đường ống
Đây cũng là một trong những kiến thức căn bản mà anh em sinh viên nên cân nhắc tìm hiểu. Nếu chúng ta không nắm bắt được điểm cốt lõi về lý thuyết điều khiển pid thì các bài tập hay đồ án liên quan đến thiết kế bộ điều khiển pid trong các bài luận ra trường sẽ rất khó khăn
Mà các đồ án pid controller các bạn thực hiện nó chỉ quanh quanh các vấn đề điều khiển nhiệt độ lò nhiệt; điều khiển áp suất đường ống nước mô phỏng hoặc thiết kế mô hình bộ điều khiển pid bằng matlab.
Và muốn đạt được kết quả tối ưu thì chúng ta phải nắm bắt khá nhiều các kiến thức liên quan đến pid controller !
Ví dụ điều khiển control van bằng bộ điều khiển pid chia tỷ lệ theo tín hiệu áp suất
Yêu cầu bài toán trên một đường ống dẫn khí nén áp lực 0-10 bar. Và người ta muốn điều khiển áp suất trên đường ống thông qua con van tuyến tính 4-20ma. Thì bộ điều khiển áp suất pid 4-20ma sẽ được lắp vào trong trường hợp này
Tức là con cảm biến áp suất dải đo 0-10 bar gắn trên đường ống theo dõi áp lực xuất ra tín hiệu điện đầu ra tương ứng 4-20ma. Lúc này dòng 4-20ma sẽ đi qua đồng hồ điều khiển pid. Đồng hồ pid cũng sẽ xuất ra dòng 4-20ma tuyến tính tương ứng với áp lực cảm biến đo được
Hoặc trên một đường ống dẫn nước nóng người ta muốn gắn con cảm biến nhiệt độ pt100 dải đo 0-300 oC để giám sát nhiệt độ nước. Yêu cầu điều khiển pid thông qua controller van. Với trường hợp này ta áp dụng bộ điều khiển nhiệt độ pid
Vậy câu hỏi đặt ra:
PID controller là gì ? Tại sao lại sử dụng bộ điều khiển nhiệt độ pid – áp suất thông qua pid 4-20ma ? So sánh sự khác biệt giữa bộ điều khiển nhiệt độ pid với đồng hồ điều khiển nhiệt độ On/Off ? Mua bộ điều khiển pid giá rẻ ở đâu ?
Chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp thắc mắc về sự vận hành của các bộ controller pid 4-20ma ở bài này nhé !
PID controller là gì ?
PID controller được hiểu là một bộ điều khiển có chức năng tính toán hiệu chỉnh nhiệt độ, áp suất, lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy…. Thông qua tín hiệu 4-20ma tuyến tính. Mục tiêu mà đồng hồ điều khiển pid hướng tới là độ nhuyễn và tính chính xác cao trong giám sát điều khiển
Hoặc đơn giản pid controller được xem như một bộ điều khiển tỷ lệ. Tiếp nhận các tín hiệu analog đầu vào và phân chia chúng theo một tỷ lệ đầu ra tương ứng trong vấn đề điều khiển
Trong đó; PID một thuật ngữ viết tắt xuất phát tiếng anh là Proportional Integral Derivative hay còn gọi là ký hiệu riêng của các bộ điều khiển tuyến tính 4-20ma. Còn thực tế tên thật PID chính là tỷ lệ; tích phân và đạo hàm
Điều này có nghĩa để mà kiểm soát được một cách chính xác các tính hiệu thì bộ điều khiển pid này phải được tích hợp 3 yếu tố tiếp nhận tín hiệu phân chia tỷ lệ của thông tin nhuyễn ra sau đó sử dụng các công thức tích phân đạo hàm tích hợp trong đó để điều khiển controller van
Ví dụ bộ điều khiển nhiệt độ pid nhận tín hiệu 4-20ma từ cảm biến pt100; sau đó hiển thị nhiệt bằng màn hình đồng hồ led 4 số tích hợp trên đó và output 1 tín hiệu 4-20ma tuyến tính ứng dụng để điều khiển
Mặc dù cùng là một tín hiệu 4-20ma tuy nhiên đối với 4-20ma output ra từ pt100 chỉ dùng để biến đổi nhiệt năng đo được thành điện năng. Còn tín hiệu 4-20ma từ đồng hồ pid nó lại có tính năng điều khiển controller van đóng ngắt nhiệt theo ý muốn
Nhiều ông kỹ thuật thường hỏi :
Giá trị hiển thị trên màn hình của bộ điều khiển pid là áp suất hay là số nào khác hả e ?
Đúng rồi; dùng cho pid áp suất 4-20ma thì sẽ hiển thị áp lực thực tế tại từng thời điểm đo một cách liên tục. Nhưng nếu ứng dụng bộ điều khiển nhiệt độ pid thì nó lại là đồng hồ hiển thị thông số nhiệt độ đo được
Ứng dụng đồng hồ điều khiển pid cho van
Mặc dù thiết bị điều khiển pid cho van có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp. Với tất cả các thiết bị output dòng analog 4-20ma thì nó đều giám sát điều khiển được. Tuy nhiên; 2 ứng dụng phổ biến nhất trong các hệ thống sản xuất đó là điều khiển nhiệt độ pid và điều khiển áp suất pid
Nói chung nơi nào cần độ chính xác cao nơi đó thiết lập hệ thống điều khiển PID controller. Một vài ví dụ pid điển hình như lò hơi, lò nướng, lò nung, lò đốt rác, lĩnh vực khoa học, các phòng thí nghiệm, luyện nhôm, théo; gia nhiệt….
Điều khiển nhiệt độ pid cho van tuyến tính
Điều khiển nhiệt độ pid chúng ta thường thấy ở các hệ thống sản xuất như khu vực sản xuất lò hơi; nhà máy tinh luyện thép, sản xuất cồn…..Và chi phí thiết kế bộ điều khiển pid cho các lò gia nhiệt; lò hơi, luyện thép và các ứng dụng khác khá rẻ thức tế nó mắc ở chỗ cái van và bộ control van
Không khác gì tên gọi bộ điều khiển nhiệt độ pid có nghĩa là liên quan đến vấn đề giám sát và điều khiển nhiệt độ một cách tự động hoá thông qua cài đặt từ trước; mà không cần đến sự vận hành thủ công của người công nhân
Nhân đây cũng nói luôn là có 2 phương pháp giám sát điều khiển nhiệt độ:
- Sử dụng phương pháp pid để điều khiển nhiệt độ mà chúng ta đang đề cập đến
- Thứ 2 là phương pháp điều khiển nhiệt độ thông qua SSR tức là dạng điều khiển nhiệt độ thông qua relay
Anh em có thể tham khảo bộ điều khiển nhiệt độ này tại:
https://huphaco-pro.vn/bo-hien-thi-nhiet-do-pt100
Điều khiển áp suất pid
Kiểm soát điều khiển áp suất với mức độ chính xác cao là một yêu cầu bắt buộc đối với các ngành nghề sản xuất hiện nay. Mặc dù bản thân con cảm biến đo áp lực đã có độ chính xác gần như tuyệt đối. Tuy nhiên; để có độ mịn chuẩn xác hơn nữa thì không thể thiếu bộ điều khiển áp suất pid
Như hình trên chính là mô phỏng thiết kế để xây dựng một bộ điều khiển pid cho hệ thống bồn nước trong công nghiệp. Mức nước được điều khiển on/off theo một tỷ lệ tuyến tính
Với nhóm nhiệt độ thì các đồng hồ điều khiển đóng 2 vài trò thì thằng đo áp suất cũng thế !
- Cũng điều khiển áp suất bằng tín hiệu 4-20ma pid
- Điều khiển áp suất bằng tín hiệu 4-20ma xuất ra 2 relay on/off đóng ngắt
Vậy nguyên lý hoạt động của các đồng hồ điều khiển pid này như thế nào ?
Nguyên lý hoạt động bộ điều khiển PID controller
Một cái tên gọi khác của bộ điều khiển PID dành cho áp suất nhiệt độ chính là đồng hồ điều khiển nhiệt độ pid hoặc đồng hồ điều khiển áp suất PID. Nói chung áp dụng lĩnh vực giám sát nào thì lấy tên đó cho dễ nhớ
Vậy tại sao bộ điều khiển nhiệt độ pid lại có tên gọi là đồng hồ điều khiển pid ?
Khá đơn giản vì ngoài việc đóng vai trò điều khiển tuyến tính 4-20ma ra thì bộ điều khiển pid còn có chức năng hiển thị nhiệt độ áp suất hoặc lưu lượng dòng chảy …..Đồng thời; nó còn có 2 tín hiệu relay đóng ngắt output ra nên cũng được gọi là đồng hồ điều khiển đa năng
Về nguyên lý Bộ điều khiển nhiệt độ PID controller cũng xoay quanh 3 yếu tố chính:
Điều chỉnh tỷ lệ tức là sự hiệu chỉnh tuyến tính theo tỷ lệ đã cài từ trước tương ứng 4-20ma. Lúc này nó sẽ chạy ở mức tỷ lệ mong muốn. Ví dụ dải đo 0-300 oC yêu cầu nhiệt luôn nằm trong khoảng 50…150 oC đấy chính là khoảng điều chỉnh tỷ lệ
Điều chỉnh tích phân có nghĩa là khi mức nhiệt hoặc áp dưới mức cho phép thì nó sẽ làm sao đó để tăng lượng nhiệt áp lên tới mức điều chỉnh tỷ lệ
Điều chỉnh đạo hàm có nghĩa là khi mà lượng nhiệt áp tăng quá mức cho phép chỉ nó sẽ tìm cách hiệu chỉnh sao cho nhiêt áp giảm về mức điều chỉnh tỷ lệ
Sự hình thành bộ điều chỉnh PID
Tư tưởng điều khiển tự động hoá thông qua PID controller được hình thành rất sớm. Và chính Elmer Sperry đã khơi dậy khởi nguồn đầu tiên về thiết bị điều khiển pid
Nhưng qua quá trình nghiên cứu tìm tòi của các kỹ sư thì đến năm 1933. Tức là sau 32 năm khi ý tưởng pid hình thành thì Công ty Taylor mới cho ra đời bộ hiệu chỉnh pid đầu tiên
Tuy nhiên; đến năm 1940 công ty Taylor mới khắc phục được các lỗi căn bản phát sinh trong loại đồng hồ pid này
Và mãi cho đến năm 1942 khi mà quy tắc pid ra đời do 2 nhà sáng lập Zeigler và Nichols người ta mới thiết lập được các thông số tuỳ chỉnh trong bộ điều khiển pid này
Phương pháp Zeigler-Nichols trong điều chỉnh PID
Nguyên nhân tạo nên quy tắc pid có tên gọi Zeigler-Nichols 1; đó là do chính 2 nhà bác học Zeigler và Nichols đã cùng nhau hoàn thành bước đầu tiên sơ khai về thiết kế điều chỉnh PID controller theo chu kỳ. Và đây cũng là một trong các phương pháp khả thi nhất trong việc tìm và ấn định các thông số pid
Mục đích Zeigler-Nichols cho ra các quy tắc này là để xác định chính xác các thông số pid và gán giá trị cho chúng vào các bộ điều khiển này để cho ra kết quả điều khiển chính xác nhất
Tóm gọn Zeigler-Nichols cho chúng ta thấy:
- Sự kiểm soát độ trễ và thời gian lấy mẫu
- Tạo chu kỳ vận hành liên tục một cách tuần hoàn ổn định tín hiệu
Sau đó; họ tạo nên sự hoà nhập giữa 2 sự kiện trên tạo nên một phương pháp điều khiển pid hoàn chỉnh bao gồm việc tạo ra độ trễ; kết hợp thời gian cài đặt và độ nhạy phản hồi tín hiệu. và từ đó; chúng ta có một phương pháp xác định các thông số của bộ điều khiển nhiệt độ pid bằng quy tắc Zeigler-Nichols
PID controller ATR244-12ABC là gì
Atr244-12abc là một trong những bộ điều khiển pid giá rẻ với độ chính xác rất cao. Đồng hồ pid atr244 có xuất xứ từ hãng Pixsys – Italy đang được phía công ty chúng tôi làm đại diện phân phối
Code Atr244-12abc khá đa dạng về các ứng dụng giám sát. Trong đó chức năng pid điều khiển nhiệt độ – áp suất có thể nói là vấn đề giám sát thông dụng và quan trọng nhất hiện nay.
Anh em có thể liên hệ theo thông tin bên dưới để chúng tôi có thể gửi pid controller file dưới dạng pdf của hãng pixsys cho chúng ta tham khảo. Dựa vào datasheet atr244-12abc chúng ta sẽ nắm bắt được chi tiết hơn về hình dáng, kích thước, hướng dẫn cài đặt, đấu nối …….
Ví dụ: Một con cảm biến áp suất gắn trên đường ống nước giám sát áp với lực phát sinh dao động 0-10 kg tương đương với dòng điện xuất ra 4-20ma. Yêu cầu chủ đầu tư anh em làm sao thì làm miễn con motor bơm phải điều khiển dòng chảy theo giá trị áp cảm biến đo được
Với cái câu điều khiển bơm theo tín hiệu áp suất; là anh em nghĩ đến vấn đề sử dụng bộ điều khiển áp suất pid để giám sát dòng chảy thông qua bơm nước rồi
Nếu chủ đầu tư yêu cầu điều khiển áp suất ở 2 điểm min max của áp suất thì không cần dùng bộ này. Chỉ cần dùng đồng hồ điều khiển áp suất tín hiệu output 2 relay đóng ngắt là được
Ưu điểm bộ điều khiển nhiệt độ – áp suất atr244-12abc
- Một trong những điểm nội trội của atr244 chính là nguồn cấp đa dạng. Chúng ta có thể dùng nguồn 24v hoặc 220v làm nguồn nuôi cho nó đều được
- Ưu điểm thứ 2 của bộ controller Atr244-12abc là sự đa dạng. Thật sự nó rất đa dạng về tín hiệu input đầu vào. Ví dụ như 0-1v, 0-5v, 0-10v , 4-20ma hoặc các loại cảm biến nhiệt độ pt100, k, s,r, j …. đều đọc được cả
- Output cho ra 2 relay và 1 tín hiệu pid controller 4-20ma nhằm mục đích điều khiển van đóng ngắt nhiệt độ hoặc áp suất
- 2 relay xuất ra từ Atr244 anh em có thể cài đặt đóng ngắt và hiệu chỉnh độ trễ trong đó
- Còn về đầu ra 4-20ma pid thì nó chạy tuyến tính theo thời gian
- Bên cạnh đó; đồng hồ pid Atr244-12abc còn được tích hợp màn hình 4 số để hiển thị các thông số từ cảm biến đo được
Đấu dây bộ điều khiển nhiệt độ pid Atr244-12abc
Vấn đề điều khiển nhiệt độ thông qua pid nó liên quan đến các loại cảm biến nhiệt độ ntc, ptc, pt100, ni100, can nhiệt k,s,j…. Tuy nhiên; phổ biến nhất trong vấn đề điều khiển nhiệt độ tuyến tính pid thường người ta sẽ ứng dụng dòng pt100 nhiều hơn. Nên mình sẽ hướng dẫn các bạn đấu cảm biến nhiệt pt100 loại 2 dây và 3 dây lần lượt vào con đồng hồ pid này
PT100 2 dây ta lấy 2 dây này đấu lần lượt vào các chân 17-18 của đồng hồ pid atr244
Riêng về pt100 loại 3 dây thông dụng anh em đấu 2 dây cùng màu vào chân số 17 và 19. Dây khác màu còn lại của pt100 anh em đấu vào chân số 18 của bộ điều khiển nhiệt độ pid atr244
Đấu dây bộ điều khiển áp suất pid Atr244-12abc
Đối với cảm biến áp suất ta cũng có loại 2 dây 3 dây và 4 dây. Vậy việc kết nối đồng hồ điều khiển pid atr244 với loại cảm biến áp lực này như thế nào ?
Cảm biến đo áp lực output 2 dây là dòng thông dụng nhất trong các dòng giám sát áp suất hiện nay. 2 dây đầu ra tức là 2 dây tín hiệu analog 4-20ma
Cảm biến áp suất 2 dây đấu vào đồng hồ điều khiển pid
Trường hợp này ta có 2 cách đấu nối:
Cách 1 đấu dây (+) cảm biến vào chân 16 và dây (-) của cảm biến vào chân số 19 của đồng hồ hiển thị áp suất atr244-12abc
Cách 2 đấu nối vòng giữa cảm biến với bộ nguồn và đồng hồ pid atr244. Cách đấu như sau:
- Ta lấy chân (+) áp suất đấu chân (+) nguồn
- Chân (-) nguồn lại đấu tiếp vào chân 16 của bộ atr244
- Chân (-) cảm biến đấu vào chân 19 của đồng hồ
Xét về đấu nối cảm biến với đồng hồ pid atr244 thì cách nào cũng dùng được cả. Tuy nhiên; người ta sẽ dùng cách 1 chứ ít ai đi dùng cách 2 vì đấu nối cách này lại phải tăng thêm 1 bộ nguồn 24v gây tốn kém chi phí
Cảm biến áp suất 3 dây đấu vào đồng hồ ATR244
Dòng cảm biến áp suất 3 dây thực sự cực kỳ hiếm dùng. Vì dòng ra của nó là điện 0-10v; và chỉ có những con áp suất gắn vào máy móc thành một khuôn đưa thẳng về việt nam vận hành mới có những dòng này
Về đấu nối áp suất 0-10v vào đồng hồ điều khiển nhiệt độ pid atr244 ta đấu 2 chân (+) cảm biến vào chân 16 và 19 của đồng hồ. Chân (-) còn lại đấu vào chân 18 là xong
Cảm biến áp suất 4 dây đấu vào ATR244-12ABC
Dòng cảm biến đo áp loại 4 dây cũng thế. Cũng là dạng đi theo máy móc về !
Việc đấu nối PID controller atr244 với con áp suất này như sau:
- Anh em lấy chân (+) cảm biến đấu vào chân (+) nguồn; tiếp đó lấy chân (-) nguồn đấu vào chân (-) cảm biến
- Lây tiếp chân (+) cảm biến đấu vào chân 19 của atr244 và chân (-) còn lại đấu vào chân số 18 của đồng hồ này
Tín hiệu relay + PID controller của atr244
Về vấn đề cấp nguồn cho các cách đấu nối trên anh em có thể sử dụng nguồn 24v hoặc 220v cho vào atr244 đều được cả
Về tín hiệu điều khiển pid 4-20ma 0-10v output ra của đồng hồ atr244 sẽ nằm ở chân 9 và chân 10. Trong đó 9 là chân dương (+) của bộ điều khiển nhiể độ pid
Tín hiệu relay ta có:
- Relay 1 sẽ tạo tiếp đểm thường đóng thường mở ở các chân 3-4 và 5
- Relay 2 sẽ tạo tiếp điểm đóng hoặc mở ở chân 7 và chân 8
Hầu hết các tín hiệu điều khiển relay output ra từ các con đồng hồ hiển thị nhiệt độ; hoặc hiển thị áp suất đều phải thông qua một con relay kiếng; hay contactor mới lấy tín hiệu điều khiển trực tiếp bơm
Hướng dẫn cài đặt bộ điều khiển nhiệt độ PID
Vậy cài đặt bộ điều khiển nhiệt độ pid atr244-12abc như thế nào ? Cấu trúc liên tưởng về hình dáng một bộ điều khiển pid controller ra sao ?
Dưới đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu 2 mô hình sử dụng các thuật toán điều khiển pid trong các ứng dụng nhiệt độ – áp suất tại các hệ thống nhà máy hiện nay !
Cấu trúc bộ điều khiển nhiệt độ pid
Sơ bộ qua màn hình led hiển thị của đồng hồ pid atr244 có những gì:
Màn hình chia làm 2 phần hiển thị:
- Hiển thị trên Led 4 số sử dụng để hiển thị áp suất
- Hiển thị dưới là các giá trị anh em gán vào cài đặt theo ý muốn
Set là nút chấp nhận thông số cài và cũng là nơi thay đổi giá trị các thông số trong cài đặt
FNC là nơi thể hiển phần menu cho các trường hợp cài đặt giám sát khác nhau
Vị trí mũi tên lên xuống thể hiện nút tăng hoặc giảm giá trị trong khi cài
Ví trị A1 – A2 – A3 là vị trí đèn tín hiệu báo xuất relay
Đấy là thông tin sơ bộ tổng quan về thiết kế mặt ngoài của bộ điều khiển nhiệt độ pid
Hướng dẫn người dùng cài đặt PID controller atr244
Bước 1: Mở mật khẩu của bộ điều khiển nhiệt độ pid
- Nhấn và giữ nút FNC tới khi nào nó hiện lên PASS. Đây là điểm vào với mật khẩu 1234
- Khi hiện lên PASS anh em bắt đầu dùng các mũi tên lên xuống để nhấn ra giá trị mật khẩu 1234 rồi nhấn FNC
Bước 2: Tiến hành cài đặt bộ điều khiển nhiệt độ pid thông qua việc gán các giá trị đo cho nó
Sau khi mở mật khẩu bấm SET để vào menu cài đặt lúc này áp dụng các mũi tên lên xuống để chọn và nút set để xác nhận cài đặt . Sau đó bấm FNC để quay về màn hình hiển thị ban đầu để giám sát
Ví dụ: Điều khiển van bằng tín hiệu pid từ đồng hồ nhiệt độ atr244-12abc với dải đo tuyến tính 0-250 oC tương ứng dòng ra 4-20ma chẳng hạn
Sau khi vào phần menu ta thấy chữ A.in.1 lúc này bấm mũi tên lên hoặc xuống để cho màn hình hiển thị chữ SEn.1 ( 4-20ma ) Vì ta đang dùng cảm biến pt100 dòng ra 4-20ma thông qua con transmitter T120 của seneca
Nhấn Set đã chọn 4-20ma sau đó bấm mũi tên để ra chữ d.p.1 ( Nơi hiển thị số thập phân. Ví dụ bạn muốn hiển thị nhiệt độ thay vì làm trong 50 oC thì nó sẽ hiển thị 50,2 oC chẳng hạn ) còn ko chọn số thập phân thì thôi. Sau đó nhấn set để xác nhận
Các bước cuối trong cài đặt atr244-12abc
Dưới đây là phần gán giá trị và cài alarm cho bộ điều khiển nhiệt độ pid
Tiếp đó; bấm mũi tên cho ra L.L.i.1 ( Nơi cài giá trị min hiển thị tương ứng đầu 4mA trong ví dụ là 0oC ). Bấm set xác nhận
Bấm mũi tên gặp u.L.i.1 ( Là điểm hiển thị max nhiệt độ khi tín hiệu lên 20mA nghĩa là 250oC ) sau đó bấm set xác nhận
Tới đây nếu chỉ hiển thị nhiệt độ thì ta có thể bấm FNC để quay về. nếu cần cài đặt đóng ngắt ta tiếp tục
Nhấn mũi tên cho nó ra cNd.I rồi nhấn set chọn chức năng c.ou.I bấm set chọn c.oI sét giá trị 01
Cài đặt output relay bạn nhấn set chọn AL.1 bấm set ra chữ AL.1.F. Bấm set chọn Rb.uP.r. Bấm mũi tên lên chọn A.I.S.o bấm set chọn N.c.ST. ( là trạng thái thường đóng )
Bấm tiếp mũi tên qua chữ A.I.H.y chọn 100 oC ( Ví dụ dải đo 0-250oC khách cần nhiệt độ giảm xuống 150 oC phải kích hoạt thiết bị làm tăng nhiệt. Bấm set xác nhận sau đó set thêm cái nữa rồi ấn mũi tên ra chữ A.I.LL cài 0oC và nhận A.I.u.L cài 250oC để hiển thị trên đồng hồ pid
Sau đó bấm set nhập giá trị max cần đá relay nhiệt ví dụ 200oC xuất relay báo tới mức nhiệt cần giảm lại
Sau khi cài đặt xong bấm FNC quay về. Vậy là chúng ta đã cài đặt xong các giá trị đo vào bộ điều khiển nhiệt độ pid atr244
Tham khảo thêm các dòng cảm biến nhiệt độ tại:
https://huphaco-pro.vn/cam-bien-nhiet-do
Tư Vấn Giải Pháp Kỹ Thuật
0972 56 05 06 – Mr Thành
Mail: thanh.nguyen@huphaco.vn
Đ/C: Số 12 Đường 310, Rosita Khang Điền, Phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh