Tóm tắt nội dung
Axit là gì ? Tính chất hoá học quan trọng nhất của axit như thế nào ?
Về axit thì nó vô vàn anh em ạ ! Trong mục hỏi đáp này mình sẽ giới thiệu cho anh em một số dung dịch axit thông dụng nhất trong các giáo trình lớp 8 -9 -10 và 11.
Đồng thời cũng giới thiệu về các tính chất hoá học kết hợp ứng dụng của một số dòng axit phổ biến hay dùng trong các ngành công nghiệp hiện nay như acid h2so4, hno3, hcl, h3po4, ch3cooh…. để anh em thu mua tham khảo
Sau bài hỗ trợ này chúng ta cùng phân tích quan điểm về sự khác biệt giữa axit và bazơ. Đồng thời sẽ đưa ra các giải pháp giám sát lượng acid mà hệ thống công nghiệp hiện nay đang cần
Định nghĩa dung dịch axit là gì
Theo định nghĩa về tính liên kết hoá học thì dung dịch axit là một hợp chất trong đó có phân tử ion H+. Tức là hầu hết 98% các công thức hoá học có ion H+ đều được coi là axit.
Một định nghĩa khác dung dịch axit tên tiếng anh acid là một chất lỏng có nồng độ nhất định; không màu không mùi; có vị chua và dễ dàng hoà tan trong nước, có độ ăn mòn cao
Ví dụ: axit hcl, h2so4, hf, hno3…..Chúng đều là các loại axit mà hệ thống công nghiệp hiện nay thường sử dụng
Axit có 2 phân loại chính: Axit mạnh và axit yếu !
Chúng ta thường phân biệt 2 loại axit này dựa vào độ PH. Thường các dung dịch axit đều có độ ph bé hơn 7
Tính chất hoá học quan trọng nhất của axit
Mặc dù có nhiều loại axit nhưng xét về tính chất hoá học chúng có các điểm chung:
- Không biết ăn mòn cao hay thấp nhưng chắc chắn 100% đã là dung dịch axit thì phải có tính ăn mòn
- Khi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch axit sẽ thấy màu đỏ xuất hiện trên giấy
- Cho phản ứng hoá học giữa axit và bazơ thì dung dịch thu được sẽ là muối và nước
- Axit phản ứng với tất cả các kim loại đều tạo muối mà khí H2 bốc hơi
- Nếu cho một dung dịch axit kết hợp với muối sẽ cho ra muối mới và axit mới
- Dung dịch rất dễ hoà tan trong nước. Có loại axit hoà tan bình thường, có loại phản ứng tạo khói hoặc bốc cháy khi hoà tan vào nước
Ví dụ phương trình phản ứng hoá học của axit
Các phương trình hoá học đã thí nghiệm thực tế sẽ chứng minh các tính chất hoá học trên như sau:
2HF + Mg -> MgF2 + H2
-> Thể hiện Acid hydrofluoric khi tác dụng với kim loại Mg tạo muối MgF2 và H2
Ba(oh)2 + 2Hcl -> Bacl2 + H2o
-> Thể hiện dung dịch axit clohiđric khi tác dụng với bazơ Bari hiđroxit sẽ tạo ra muối Bari clorua kết tủa chìm trong nước
H2so4 + nacl2 -> Nahso4 + Hcl
-> Chứng minh được axit sunfuric khi tác dụng với muối natri clorua tạo ra muối mới Natri Hidro Sunfat và axit mới HCL
Riêng về 2 loại dung dịch h2so4 và hno3 là 2 dòng axit đặc biệt có phân tử oxy nên khi tác dụng với kim loại ngoài việc tạo muối kết tủa và nước thì sẽ tạo thêm khí So2 và No2
- H2so4 loãng + Cu -> CuSO4 + H2O + SO2
- HNO3 đặc + Mg -> MgNO3 + H2O + N2O
Tính chất vật lý của axit
- Là một dạng chất lỏng không màu không mùi, có cái không vị hoặc có vị chua
- Các dung dịch axit có độ PH<7 chúng ta dựa vào đó để phân biệt axit mạnh và axit yếu
- 100% các dung dịch axit đều là loại hoá chất có độ dẫn điện cực cao
Chứng minh dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím
Tôi sẽ đưa ra một ví dụ về axit để chứng minh cho anh em thấy sự thay đổi màu giấy quỳ tím khi nhúng loại giấy này vào bất kỳ một dung dịch axit nào
Bước 1 chuẩn bị 2 cái ly: Một ly chứa dung dịch axit hcl và 1 ly chứa bazơ Naoh
Lấy 2 mẩu giấy quỳ lần lượt nhúng vào 1 ly dung dịch trên nếu:
- Ly nào có giấy quỳ chuyển sang màu đỏ thì chắc chắn 100% ly đó chưa dung dịch axit clohiđric
- Ly nào giấy quỳ tím chuyển đổi sang màu xanh thẫm thì đấy chính là dung dịch Natri Hidroxit
Khái niệm một số axit thường gặp
Nhưng chúng ta đã chia sẻ thì axit nhiều lắm đếm không hết được đâu. Chính vì vậy; ở đây tôi sẽ chỉ cho bạn đọc một số dòng axit chính phổ biến hay ứng dụng trong các ngành công nghiệp, y tế hoặc trong các phòng thí nghiệm hiện nay
Axit clohiđric là gì
Dung dịch Axit clohiđric ký hiệu hoá học Hcl là một loại dung dịch axit trong không màu mùi hắc được kết cấu bởi khí hydro clorua kết hợp mới dung dịch nước tạo nên axit hcl với từng tỷ lệ % nhất định. Ví dụ: HCL nồng độ 10%, hcl nồng độ 35%…..
Chúng ta thường thấy axit clohiđric được ứng dụng nhiều trong các nhà máy dệt, nhà máy sản xuất điều chế cao su, mạ kim loại, là chất tẩy rửa, phòng thí nghiệm… HCL được xem là loại axit có độ ăn mòn cực mạnh nên khi hít phải khí này cực độc
Đo mức axit hcl cũng vậy các ông phải tìm hiểu về nhiệt độ axit; nồng độ hlc bao nhiêu để biết được tính chất ăn mòn của dung dịch cao hay thấp. Nếu dung dịch axit hcl mà loãng sẽ có độ ăn mòn cao hơn dung dịch hcl đặc anh em phải lưu ý điều này
Axit nitric là gì
Axit nitric hay còn gọi theo tên liên kết hoá học là HNO3. Đây là một loại dung dịch axit tồn tại dạng vô cơ mà chúng ta thường thấy xuất hiện trong các nhà máy điều chế phân bón
Bản chất axit Hno3 có mùi hôi, khai cực khó chịu; toả nhiệt khi phản ứng với dung dịch nước ở điều kiện nhiệt độ bình thường; ăn mòn kim loại cực mạnh và dễ cháy
Với cái tính chất ăn mòn và dễ cháy cho nên ông nào muốn giám sát mực chất lỏng của axit nitric bằng cảm biến đo áp suất nitric hay cảm biến báo mức axit nitric phải tích hợp tiêu chuẩn phòng nổ vào. Đồng thời bản thân thiết bị phải có khả năng kháng mòn do axit gây ra
Chúng ta luôn thắc mắc tại sao hno3 là một dung dịch không có màu nhưng nếu để một thời gian dài xem lại thì thấy hno3 có màu vàng ?
Nguyên nhân là dung dịch nitric do sự tác động của yếu tố nhiệt độ nên sẽ bị phân huỷ theo thời gian tạo thành NO2 và nước
HNO3 -> NO2 + H2O + O2
Axit sunfuric là gì
Axit sunfuric quá quen thuộc là chính là h2so4 một loại dung dịch axit hầu như đi đâu chúng ta cũng gặp. Vì sunfuric được ứng dụng rất nhiều trong nhà máy cũng như trong đời sống. Ví dụ để thông các đường ống nước trong nhà anh em thường mua chai tẩy rửa chứa 98% lượng axit h2so4
Để biết thêm chi tiết về loại dung dịch axit này anh em có thể tham khảo tại:
Axit hydrofluoric là gì
Acid hydrofluoric hay còn gọi Axit flohiđric nó có thể ở dạng khí hoặc dạng lỏng là một loại axit có độ ăn mòn rất cao nhưng về tính chất hoá học thì đây lại là một loại axit yếu. Đến mức độ các thiết bị đo mức giám sát mức các loại axit này còn phải mạ vàng với tiêu chuẩn phòng nổ thì mới có thể kiểm soát được lượng axit này
Axit flohiđric có ký hiệu hoá học là HF một loại axit rất hiếm dùng trong công nghiệp chuyên dùng để mạ vật liệu tại các nhà máy. Ngoài ra; axit HF còn được ứng dụng trong điều chế thuốc phục vụ cho các ngành y tế dược phẩm
Mức độ gây hại cho con người rất cao nên đối với môi trường có chứa loại axit này công nhân luôn được trang bị đồ bảo hộ theo tiêu chuẩn và được trang bị các gói bảo hiểm sức khoẻ để đảm bảo an toàn trong môi trường làm việc
Việc mua bán và vận chuyển các dung dịch axit flohiđric ( HF ) cho dù ở dạng khí hay lỏng đều rất khó khăn. Chúng thường được lưu trữ trong các bình nhựa kết cấu teflon hoặc polyethylene
Axit Oxalic là gì
Axit oxalic là một loại axit có vị chua thường được ứng dụng nhiều trong ngành thực phẩm. Công thức hoá học của loại axit này H2C2O4 hoặc ( COOH )4. một loại axit tồn tại dạng hữu cơ
Ví dụ như dưa hấu, táo, dứa, củ dề, củ cải, rau cài thìa, rau mùng tơi, rau muống…. Tất cả đều chưa một lượng axit oxalic tự nhiên nhất định.
Việc hình thành sỏi thận cũng do chúng ta hập thụ quá nhiều axit oxalic H2C2O4 trong cơ thể. Do vậy; phải có một cơ chế ăn uống hợp lý và nên luộc các loại rau củ thay vì nấu hoặc chiên xào để giảm thiểu lượng axit này đồng thời uống nhiều nước khoáng để cơ thể đào thải bớt Axit oxalic nhằm giảm thiểu nguy cơ bị sỏi thận
Axit Photphoric là gì
Axit Photphoric là một loại axit bazơ tồn tại dạng tinh thể rắn tinh khiết hoặc ở tinh thể lỏng đậm đặc không màu không mùi, không dễ cháy được ứng dụng làm chất phụ gia; có cấu tạo hoá học H3PO4
Tuy điểm đặc biệt của Axit Photphoric là chất lỏng không dễ cháy nhưng nếu cho tiếp xúc với kim loại sẽ tạo khi H2 dễ gây hoả hoạn. Đặc biệt là khi tiếp xúc với các chất có tính oxy hoá mạnh dễ gây cháy nổ lớn
Đối với các loại nước giải khát hiện nay đều có một lượng Axit Photphoric dùng làm hương vị và có khả năng giảm thiểu sự phát triển của các loại vi khuẩn trong nước
Một số ứng dụng chính của Axit Photphoric trong công nghiệp như làm chất phụ gia hương liệu; chất tẩy rửa, chất trung gian chuyển hoá, chất chữa cháy, … Đối với y học thì Photphoric giúp làm giảm độ ph trong máu và hỗ trợ trong việc giảm thiểu ngộ độc chì
Tuy sự kết hợp giữa can xi và Axit Photphoric tạo nên cơ chế xương và răng cho con người. Nhưng chúng ta phải sử dụng phù hợp vì nếu hấp thụ nhiều Axit Photphoric sẽ dẫn đến tình trạng bị loãng xương và tiềm ẩn một số bệnh tim mạch
Axit citric là gì
Axit citric là một loại axit có nguồn gốc từ việc tinh chế quả chanh nhưng lại là chất không màu; không mùi và có vị chua thanh
Đối với các loại trái cây có vị chua như cam, quýt, bưởi, chanh…. đều có chứa lượng axit citric lớn. Còn với dòng trái cây thông thường cũng có chứa axit citric nhưng khá ít
Axit citric trong thực phẩm có tác dụng là một chất phụ gia để làm đậm đà hương vị; tăng độ chua và làm chất bảo quản các loại thực phẩm như nước ngọt, bia, kẹo…
Ngoài ra; axit citric còn được ứng dụng trong điều chế thuốc ho dạng siro hoặc các thuốc thực phẩm chức năng như thuốc giảm cân; thuốc hoạt huyết dưỡng lão…..Ngoài ra; nếu chúng ta hấp thụ nhiều axit citric từ trái cây tự nhiên sẽ ngăn ngừa quá trình hình thành sỏi thận hoặc giúp tan sỏi thận
Axit mạnh là gì – Axit yếu là gì
Dung dịch axit được phân ra làm 2 nhóm chính: Dung dịch axit mạnh và dung dịch axit yếu. Mình sẽ phân tích cho anh em chi tiết về các dòng axit này đồng thời đưa ra các ví dụ minh hoạ rõ nét để anh em hiểu sâu hơn
Các gốc axit mạnh
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên nếu anh em nào để ý sẽ thấy tất cả các axit đều có ion h+. Vấn đề là ion h+ nhiều hay ít ở mỗi loại dung dịch axit mà thôi
Cho nên gốc axit mạnh được hiểu là các dung dịch axit khi gặp phải nước sẽ bị phân ly hoàn toàn một cách tự động theo thời gian hoặc bị ion hoá phân tử H+ ( có nghĩa là khi hoà tan vào nước 1 ion H+ từ axit sẽ chạy qua liên kết với phân tử nước
Ví dụ: HBr + H2O = H3O + Br ( Đây cũng chính là phương trình cân bằng hoá học )
99% các axit mạnh đều thể hiện tính ăn mòn cao. Và độ mạnh của các dung dịch axit còn dựa vào hằng số logarit và hằng số phân ly
Điểm đặc biệt ở gốc axit mạnh là khả năng phân ly trong nước của axit còn phụ thuộc vào nồng độ axit
Nếu như hệ số nồng độ dung dịch axit càng lớn thì khả năng phân ly tỏng nước giảm dần và ngược lại phân ly mạnh khi nồng độ axit thấp
Các gốc axit mạnh phổ biến như axit clohydric ( HCL ), axit sunfuric H2SO4; axit hydroiodic HI, axit hydrobromic HBr, axit nitric ( HNO3 )….
Dung dịch axit mạnh nhất thế giới được gọi là những siêu axit có tính năng anh mòn cao hơn cả h2so4 ví dụ như axit flohidric FSO3H; axit triflic CF3SO3H…..
Các gốc axit yếu
Khác với các axit mạnh thì axit yếu lại là những dung dịch phân ly không hoàn toàn trong nước
Một số gốc axit yếu mà anh em thường gặp như CH3COOH, HCOOH, CCL3COOH, HF, HCN
Các ứng dụng của acid là gì
Dung dịch axit mặc dù có nhiều loại gây tác hại cho con người nếu tiếp xúc trực tiếp với dung dịch hoặc hơi trong không khí. Tuy nhiên; nếu chúng ta cẩn thận trang bị các đồ bảo hộ khi làm việc ở những môi trường này sẽ giảm thiểu tối đa sự nguy hại
Về ứng dụng của axit thì nhiều lắm anh em có thể dùng trong sản xuất; chế biến hoặc dùng trong đời sống hằng ngày. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của axit cần thiết cho nhiều anh em
- Tiêu hoá thức ăn trong dạ dày bằng axit clohiđric HCL
- Tổng hợp protein nhờ vào các loại axit amin để hoàn chỉnh các mô trong cơ thể
- Một số loại axit tốt còn có chức năng chữa bệnh tim mạch, ung thư và một số bệnh nan y
- Sử dụng dung dịch axit h2so4 làm chất tẩy rửa
- Đối với ngành công nghiệp thì axit đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống sản xuất nước ngọt, đồ ăn thức uống, nhuộm vải, xi mạ các loại sắt thép, chế tạo phân bón cho cây trồng…..
- Đối với ngành dược axit được chế biến là một trong những thành phần tạo nên thuốc chữa bệnh; là dung dịch chế tạo chất tẩy rửa vết thương bị nhiễm trùng….
Tham khảo thêm các tin tức chuyên sâu tại:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tóm tắt nội dung1 Cảm biến đo mức ulm-53n-20 là gì1.1 Siêu âm ulm-53n dải đo 20m xuất xứ từ đâu1.2 Bạn hiểu thế nào về dòng cảm biến arlm-70n của dinel1.3 Tại sao phải thay thế siêu âm ulm-53n-20 bằng radar arlm-70n1.3.1 Độ chính xác rất quan trọng1.3.2 Điểm chết cảm biến siêu âm […]
Tóm tắt nội dung1 Cảm biến mực nước không tiếp xúc là gì1.1 Cảm biến đo mức không tiếp xúc hình thành phát triển ra sao1.2 Cảm biến không tiếp xúc dùng để làm gì1.2.1 Phục vụ nhiều ngành công nghiệp và đời sống1.3 Nguyên lý hoạt động của cảm biến đo mức không tiếp […]
Tóm tắt nội dung1 Tìm hiểu khái niệm đầu cos là gì ? Đầu cosse là gì ?1.1 Đầu cos tiếng Trung la gì1.1.1 Tiếng trung 压接端子 nghĩa là đầu coss nối dây điện1.2 Đầu cos tiếng Anh la gì1.2.1 Đầu cos tiếng anh đọc là Terminal, cosse1.3 Vai trò và sức ảnh hưởng của các loại đầu cos […]