Công thức tính áp suất là gì ? Có bao nhiêu công thức tính áp suất !
Phần tóm tắt thu gọn
Ở bài này mình sẽ giới thiệu anh em chuyên sâu về bảng đơn vị đo áp suất thể hiện rõ nét cách chuyển đổi các đơn vị áp suất một cách nhanh chóng. Đồng thời; giải đáp các thắc mắc về đơn vị đo áp suất chất lỏng, chất rắn; khí nén, khí quyển……
Đặc biệt là việc tổng hợp các công thức tính áp suất áp dụng cho chất lỏng; nước, chất khí, chất rắn để chúng ta có thể ứng dụng tốt trong khi giải quyết các bài tập; đề thi liên quan đến lớp 8, lớp 9. Bên cạnh đó; các công thức áp suất cũng sẽ được cân nhắc xem xét trong các nhà máy để so sánh sự chênh lệch sai số của cảm biến hay đồng hồ đo áp suất
Công thức tính áp suất là gì
Công thức tính áp suất là một dạng công thức có sẵn chúng ta chỉ việc lắp ráp các thông số vào tính thôi. Loại công thức áp suất này được chứng minh rất rõ ràng cụ thể mới được đưa vào làm công thức đo lường mặc định
Công thức tính áp suất có tới 6 loại:
- Áp suất nước
- Áp suất chất rắn
- Áp suất khí quyển
- Áp suất chất lỏng
- Áp suất chất khí – không khí – khí nén
Trong 6 công thức tính áp suất phổ biến trên thì loại nào cũng thông dụng cả. Vì ở từng môi trường cụ thể áp dụng đúng loại công thức đó nó mới chuẩn xác. Đâu thể nào lấy sự chồng chéo giữa các công thức tính mà áp đặt lộn xộn vào các môi trường giám sát áp suất khác nhau được
Công thức tính áp suất nước – chất lỏng
Nói về việc quy đổi tính toán áp suất nước thì nó ứng dụng trong các bài thập đề thi cử rất nhiều. Một sự cản trợ khó khăn cho các bạn học sinh hoặc sinh viên nếu như họ không nắm bắt rõ về khái niệm áp suất nước; và công thức tính cụ thể
Áp suất nước là gì
Áp suất nước là một là sự va chạm lực với một phần diện tích dòng chảy là nước ( hay còn gọi chất lỏng ) thông dụng nhất là trên các đường ống. Nước di duyển trên các ống dẫn ưới sự tác động của thành ống tạo nên áp suất; và áp suất nước ở đây mạnh hay yếu còn phải phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy và lực bơm + khối lượng chất lỏng
Công thức tính áp suất chất lỏng
Đối với dạng chất lỏng như nước thì nó có rất nhiều công thức tính áp suất ví dụ như tính theo công thức newton; hoạc theo công thức chiều cao cột mức nước chẳng hạn…..
Ví dụ về công thức tính áp suất cột nước như sau:
Một bình hình trụ tròn đường kính 50cm có chiều cao 70cm. Tính áp suất cột nước tạo ra tại đáy bình. Biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3
Đáp án:
Áp dụng công thức tính áp suất theo chiều cao cột nước ta có:
P = d.h
Bài toán lớp 8 này cho biết khối lượng riêng nước 1000kg/m3 nên ta có trọng lượng riêng nước tính theo công thức:
d=10.D = 10. 1000 = 10000 ( N/m3)
Từ đó => P = 10000 . 0.7 = 7000 ( pa )
Công thức tính áp suất khí quyển
Không khí và khí quyển nó đều là một dạng chất lỏng nhẹ và nhỏ không hội tụ nên chúng ta thường gọi là khí hay khí ẩm. Nhưng giữa áp suất khí và khí quyền không giống nhau; chúng có những công thức riêng biệt
Vậy !
Áp suất khí quyển là gì
Thực ra; áp suất khí quyển nó là một dạng cột không khí bao quanh trái đất tác dụng lên một đơn vị diện tích bề mặt trái đất ta gọi đó là áp suất khí quyển
Nói văn vẻ khó hiểu thì áp suất khí quyển tại điểm nào thì sẽ bằng trọng lượng cột không khí ở điểm đó có phần diện tích đáy cột tiếp xúc mới diện tích mặt đất
Còn thu gọn lại thì áp suất khí quyển là lực không khí tác dụng lên bề mặt trái đất. Ký hiệu là atm; 1 amt = 1,013 × 10 5 Pascal
Áp suất khí quyển được tính bằng công thức nào
Đối với ống kín thì áp suất khi quyển được tính theo công thức:
Pa = ρgh
Trong đó:
- Pa là áp suất khí quyển
- ρ là khối lượng riêng của thuỷ ngân
- h chiều cao thuỷ ngân
Ở mực nước biển Pa = 1 atm với chiều cao h = 76cm
Đối với ống hở ta có công thức tính áp suất khí quyển như sau:
Pa = P – ρgh
Trong đó:
- Pa là áp suất khí quyển
- ρ là khối lượng riêng của chất lỏng
- h chiều cao chất lỏng
- P là áp suất so sánh ( hay còn gọi áp suất mẫu )
Công thức tính áp suất chất rắn
Áp suất chất rắn là gì
Áp suất chất rắn là một dạng áp suất giữa 2 vật rắn tác động lên nhau vô tình tạo nên nguồn áp lực. Nói dễ hiểu hơn là lực chất rắn A tác động mạnh lên diện tích bề mặt chất rắn B từ đó tạo ra áp lực hay còn gọi là áp suất
Ví dụ về áp suất chất rắn như:
- Ta lấy cái búa đập xuống tảng đá tức là búa tạo một lực vào bề mặt tảng đá tạo một lực áp làm cho tảng đá bị mẻ hoặc nứt ra
- Khi ta vác một thân cây thì chính thân cây tạo một lực lên vai chúng ta
- Ta nhảy trên một tấm ván thì chính bàn chân ta tạo một lực lên diện tích tấm ván………
Công thức tính áp suất chất rắn
P = F/A
Trong đó:
- P là áp suất chất rắn
- F: lực chất rắn tác dụng
- A: diện tích bề mặt chất rặn chịu lực
Công thức tính áp suất khí nén trong xi lanh
Trong phần này chúng ta phải tìm hiểu kỹ về khái niệm chi tiết của áp suất khí nén. Ký hiệu và đơn vị của áp suất khí nén trong các bình chứa hoặc theo nguyeên lý hoạt động nén xi lanh0
Áp suất khí nén là gì
Áp suất khí nén là một loại khí thông thường có thể là không khí; khí gas, khí o2, khí nito….. Sau đó chúng được hút vào một bình kín nén lại thì lúc này khí nén tác động vào diện tích thành bình tạo nên lực áp suất. Lục áp suất bao nhiêu ký tuỳ thuộc vào độ chịu của thiết kế bình và mức độ nén khí vào của nhà sản xuất
Công thức áp suất khí nén
Thì đối với xi lanh việc ứng dụng công thức tính áp suất khí nén như sau:
P = F/A
A = π × d² / 4
Trong đó:
- P là áp suất khí nén trong bình chứa
- F là lực
- A là diện tích hình trụ bình chứa
- π ( mặc định = 3,14 )
- d là đường kính hình trụ
Đơn vị của suất là gì
Đơn vị của áp suất là những thông số giá trị thể hiện trên thiết bị đo đêm giám sát nhằm mục đích chuyển hoá lực tác dụng lên vật. Một số đơn vị của áp suất phổ biến như bar, pa, kpa, mbar, psi, mmhg, atm, mpa, kgf/cm2…..Đều là những đơn vị chuyển đổi áp lực được đề cập trong thi cử; trong máy móc công nghiệp. Thậm chí là trong đời sống
Ví dụ như giờ chạy ra bơm cái xe máy ta cũng thấy cái đồng hồ gắn chỗ máy bơm thể hiện đơn vị áp suất. Mục đích bơm xe là truyền áp suất từ máy bơm vào bánh xe giúp bánh xe căng không bị mềm
Nói về đơn vị đo áp suất thì nó vô vàn anh em ạ. Có tới tổng thể cả mấy trăm đơn vị đo xuất phát từ nhiều thế hệ; nhiều quốc gia khác nhau. Trong đó; có một số đơn vị đo áp suất đặc biệt mà chúng ta thường dùng hồi đi học lớp 8 – lớp 9; và cũng có một số đơn vị đo áp ký hiệu trên thiết bị công nghiệp hiện nay
Và việc của chúng ta là gì ? Là chuyển đổi các đơn vị áp suất này theo đúng chuẩn sao cho phù hợp với công thức tính; hoặc ký hiệu áp suất trên thiết bị đo tại nhà máy
Để mà khám phá sâu các vấn đề liên quan đến đơn vị đo áp suất thì chúng ta phải xác định được áp suất là gì ? Tại sao mà chỉ mỗi áp suất vật lý như thế này là sản sinh ra nhiều đơn vị đo áp suất đến thế ?
Áp suất là gì
Áp suất là một cái tên gọi cụ thể được hình thành trên tinh thần khi một lực chuyển đổi tác động vuông góc với một bề mặt diện tích nào đó thì khi đó hình thành nên áp suất. Mà cái áp suất này tuy nó vô hình nhưng lại là những thứ chúng ta thường gặp hằng ngày
Ngay cả bản thân tôi khi gõ vào các bề mặt bàn phím để chia sẻ cho anh em về các đơn vị đó áp suất; thì cũng đã vô tình tạo nên áp lực từ ngón tay tác động lên mặt các phím tạo chữ
Áp suất không khí là gì
Áp suất không khí được hình thành lên do sự chuyển động liên tục của các hạt khí rất nhỏ mà mắt thường chúng ta hoàn toàn không thấy. Và sự va chạm của các hạt khí tỏng không gian sẽ tạo ra áp suất không khí hay còn gọi áp suất khí quyển. Đơn vị của áp suất có thể là bar, kg/cm2 hoặc psi
Giả sử chúng ta có một bình nén khí. Có nghĩa là bình này nén cả hàng ngàn tỷ các hạt phần tử khí vào trong. Và sự chuyển động các phần tử khí luôn có sự cọ sát sẽ hình thành lên áp suất rất lớn nó tầm phải dao động từ 10…50 kg áp
Ví dụ cụ thể về áp suất
Xe máy xe đạp bị mềm bánh chúng ta ghé tiệm bơm thì lực bơm tác động vào thành ruột vỏ xe sẽ tạo áp suất; mua một cái bong bóng về thôi lên thì lực hơi thổi tác động vào thành phía tỏng quả bóng cũng tạo áp làm quả bóng căng lên
Hoặc chúng ta lên máy bay; khi máy bay bay hướng lên hoặc hạ cánh xuống cũng tạo một áp lực lớn làm tai ta đau
Trong các đường ống dẫn khí công nghiệp thì khí tác động di chuyển liên tục trong đường ống vô tình tạo ra một áp lực vô hình nếu chúng ta muốn thấy phải gắn cái đồng hồ đo áp suất trên đường ống dẫn mới có thể quan sát được áp suất thực tại của dòng khí hoặc lưu đang lưu thông cao hay thấp…..
Đấy là những ví dụ thực tế liên quan đến các vấn đề áp suất được nhắc tới trong bài. Vậy câu hỏi đặt ra: Đơn vị đo áp suất là gì ?
Khái niệm đơn vị đo áp suất là gì
Đấy chúng ta phải hiểu bao quát tổng thể từ cái nhìn nhỏ nhất nhưng sâu sắc. Phải nắm bắt được áp suất nước là gì; áp suất khí quyển – không khí là gì; vì có những thứ như vậy mới tồn tại các đơn vị đo áp suất
Thực ra hiểu nôm na đơn giản thì đơn vị đo áp suất là một tiêu chí chung mà toàn thể nhân loại chúng ta quy định và đặt ra để kiểm soát áp lực tạo ra áp suất. Nó là đơn vị đo lường đã được kiểm tra và chính minh sau đó mới được đưa vào ứng dụng vận hành
Lịch sử hình thành các đơn vị áp suất
Không phải tự dưng mà có đơn vị đo áp suất; mà thực tế chúng đều có nguồn gốc hình thành rất lâu đời. Đơn vị áp suất được bắt nguồn đầu tiên là ở châu âu do một người pháp sáng lập tên là Blaise Pascal; và sau này chúng ta cũng lấy tên ông ấy làm đơn vị áp suất tiêu chuẩn
Hệ đầu tiên theo tiêu chuẩn quốc tế ấy nó có 2 hệ gồm hệ SI và hệ mét. Trong đó; SI là tiêu chuẩn đo lường mà mọi người trên thế giới đều áp dụng vào đời sống và sản xuất; hệ SI bắt nguồn từ truóc năm 1960
Các đơn vị của áp lực thông dụng
Đơn vị của áp lực là một trong những tên gọi thông dụng của đơn vị áp suất. Có nhiều đơn vị đo áp lực nó dàn trải và tuỳ vào từng ứng dụng cụ thể để xác nhận một đơn vị đó áp suất làm tiêu chuẩn riêng để đo đếm
Dưới đây là một số đơn vị áp suất thông dụng anh em cần nắm bắt để vận hành như một bộ kiến thực riêng sử dụng để giải quyết các bài tấp liên quan đến công thức tính áp suất lớp 8 hoặc 9; giải quyết các bài thi đại học hoặc như anh em kỹ thuật dùng nó để xử lý các vấn đề áp suất trong nhà máy….
Đơn vị áp suất Pascal là gì
Hệ pascal là đơn vị áp suất được ký hiệu pa được xem là đơn vị đo căn bản dùng để quy đổi các đơn vị áp lực khác. Và nó cũng được liệt kê tại bản danh sách đơn vị áp trong hệ SI được quy định theo chuẩn quốc tế
Tất nhiên; thế giới ngoài hệ SI còn các tiêu chuẩn khác đánh giá áp suất thông qua
- ISO31-3
- ISO 80000-4: 2006
- BS350
- PTB-Mitteilungen 100 3/90
1 đơn vị áp suất Mpa = 1.000.000 Pa = 10 kg/cm2. Điều này cho thấy 1kg/cm2 = 100.000 pa
Pa là một đơn vị đo áp suất rất nhỏ phải nói là gần như nhỏ nhất trong các đơn vị đo; thể hiện sự so sánh lực của một newton chia cho một mét vuông. Và pascal được sinh ra từ đó có thể là năm 1971 hay 1972 gì đó đơn vị này được chuẩn quốc tế chấp nhận
Pascal được mặc định theo công thức Pa = N/M2 = Kg/ M*S2 = F/A. Trong đó:
- N: Ký hiệu Newton
- M2: Đơn vị mét vuông do chịu tác động của lực newton
- Kg: Khối lượng vật
- M*S2: Thể hiện đơn vị đo mét vuống do khối lượng vật tác động
Đơn vị Pa cũng là đơn vị đo áp suất tiêu chuẩn biểu thị cho áp suất khí quyển: 101 325 pa. Đối với pascal các nước châu âu áp dụng khá nhiều trong hệ thống đo lường áp suất tại nhà máy thông qua các con cảm biến áp suất; đồng hồ áp hoặc các con chênh lệch áp suất có tính năng hiển thị tại chỗ
Đơn vị Bar là gì
Bar là đơn vị đo lường chính mà các anh châu á và châu âu hay sử dụng nó không nằm trong hệ si theo chuẩn quốc tế. Đơn vị áp suất bar chúng ta thấy phổ biến rất nhiều và nó là đơn vị đo đếm giám sát chính thể hiện trên các đồng hồ áp suất; cảm biến áp suất hiện nay. đây là đơn vị thể hiện cho giá trị áp suất tuyệt đối
- 1 bar tương đương = 1kg/cm2
- 1 bar = 10 mH20 Trả lời cho câu hỏi một bar bằng bao nhiêu mét nước
- 1 bar = 14,5 Psi
- 1 bar = 1000 mbar = 100.000 pa = 0,1 Mpa…….
Đấy là sự thể hiện của đơn vị bar trong quá trình chuyển đổi đơn vị áp suất từ vị thế này sang một thể khác tương ứng mà hoàn toàn giữ nguyên thông số áp suất thực tại
So với áp suất khí quyển thì 1 bar = 0,9869 atm
Chúng ta thường nói 1 bar = 1kg/cm2 đó là vì muốn đồng nhất làm tròng con số. Còn trên thực tế 1 bar = 1,01971621 kg/cm2. Trả lời cho câu hỏi một bar bằng bao nhiêu kg/cm2 ( mà kg/cm2 chính là Kgf/cm2 )
Và đây chính là công thức áp suất giúp chúng ta chuyển đổi trực tiếp áp suất thành lực tác động vào:
Kgf = Bar * M2 * 100000/g Trong đó:
- M2 là diện tích mét vuông
- Bar là đơn vị áp suất tác động vào diện tích
- G là đơn vị gram
Đơn vị đo áp suất Mpa là gì
Hay Mpa là đơn vị gì ? . Thực ra; Mpa là một đơn vị đo áp suất phổ biến có tên tiếng anh Megapascal. Đây là bội số chia của pascal thể hiện1Mpa = 1.000.000 Pa ( đơn vị trong hệ SI ); cho nên đơn vị tính từ mpa ra cũng là 1N/ mm2
Có người hỏi 1mpa nếu quy đổi ra sẽ bằng bao nhiêu Psi
Thì 1Mpa = 145 psi
Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm về đơn vị mpa ứng dụng cho các bài tập lớp 8 dùng để minh chứng cho sự thông dụng trong việc chuyển đơn vị áp suất của mpa
1 mpa bằng bao nhiêu bar ?
A: 1 mpa = 1000 bar
B: 1 mpa = 10 bar => Đáp án B
1 Mpa bằng bao nhiêu kg/cm2 ?
A: 1 mpa = 2 kg/cm2
B: 1 mpa = 5kg/cm2
C: 1 mpa = 10 kg/cm2
Đáp án: Từ việc quy đổi mpa với bar ở trên ta có 1 bar = 1 kg/cm2 trong khi 1 mpa lại = 10 bar nên đáp án C chính xác
1 mpa bằng bao nhiêu Kpa ?
A: 1mpa = 5000 kpa
B: 1 mpa = 1000 kpa = 145 psi = 10 kg/cm2
C: 1 mpa = 1.000.000 kpa
Đáp án B chính xác
1 mpa bằng bao nhiêu tấn ?
A: 1 mpa = 100 tấn/m2
B 1 mpa = 3,5 tấn
C 1 mpa = 1 tấn
Đáp án: 1 mpa quy đổi đơn vị ra kg/cm2 là 10 nên suy ra 10kg/cm2 = 100 tấn / m2
1 mpa bằng bao nhiêu n/mm2
A: 1 mpa bằng o N/mm2
B: 1 mpa bằng 1 N/mm2
C: 1 mpa bằng 10 N/mm2
=> Đáp án B
Ngoài ra; còn nhiều bài tập trắc nghiệm liên quan đến việc quy đổi đơn vị Mpa. Nhưng anh em yên tâm vì đây là khát quát sơ bộ để chúng ta dễ hình dung về đơn vị mpa trong đo lường.
Còn thực tế; chúng ta sẽ có bảng quy đổi đơn vị đo áp suất được dàn dựng sẵn để chuyển hoá cho nhanh; không phải nhớ từng cái như thế này đâu
Đơn vị đo áp suất Psi là gì
Ký hiệu Psi là viết tắt của từ Pounds per Square Inch cũng được coi là đơn vị áp suất nhằm chuyển đổi thông dụng được ấn định là chuẩn đơn vị giám sát áp suất trên đường ống dẫn nước; khí thông qua các đồng hồ đo áp suất cơ
Hay nói cách khác Psi được định nghĩa là P/inch là thông số đo áp suất này được thể hiện bằng đơn vị lực pound trên diện tích thể hiện bằng inch. Đóng vai trò là một thuật toán giám sát áp nằm trong hệ thống đơn vị đo lường inperial
Đơn vị Psi được sử dụng cho cả môi trường đo áp suất tuyệt đối và môi trường đo áp suất tương đối
Nếu so sánh đơn vị psi với đơn vị áp suất khí quyển atm thì 1 atm = 6.8046 psi
Vậy 1 psi bằng bao nhiêu kg/cm2 ? => 1 psi = 0,06897 kg/cm2
Diễn giải cho vấn đề trên ta có 1 bar = 1 kgf/cm2 = 14,5 psi nên 1 psi = 1/14,5
1 psi bằng bao nhiêu mbar => ta có 1 bar = 1000 mbar = 14,5 psi nên suy ra 1 psi = 1000/14,5 = 68,97 mba
1 psi bằng bao nhiêu Kpa => 1 psi = 6,895 Kpa
Đơn vị đo Kpa là gì
Kpa là đơn vị đo áp suất có tiếng anh ký hiệu là kilopascal nằm trong danh sách các đơn vị hệ SI được ứng dụng chuyển đổi đơn vị áp suất phor biến tại châu âu
Nếu người ta hỏi 1 kpa bằng bao nhiêu bar thì chúng ta cứ mạnh dạn trở lời 1 kpa = 0,01 bar
Đơn vị Kpa cũng do chính người pháp Blaise Pascal người sáng lập đơn vị pa tích hợp quy đổi mà thành. Điểm quy đổi đơn vị áp suất đầu tiền ông sáng chế là 1 Kpa = 1000 pa
Nếu quy đổi đơn vị áp suất kpa ra đơn vị khí quyển thì ta có 1 kpa = 0,00987 atm. Đặc biệt là đơn vị kpa luôn ứng dụng trong các môi trường đo áp suất tương đối nhỏ hơn áp suất khí quyển
Chúng ta hay gặp nhiều nhất là ở các thiết bị đo chênh lệch áp suất khi trên các đường ống; chênh áp khí cầu thang, trên các con cảm biến áp suất hiển thị tại chỗ ……. Với các dải đo thông dụng như 100 kpa, 50kpa, 500 kpa hay 1000 kpa….
Đơn vị áp suất kg/cm2
Kg/cm2 là một đơn vị đo áp suất khá nổi trội vì hầu hết các ứng dụng nào chúng ta cũng thấy nó. Đơn vị kg/cm2 là sự chuyển hoá của lục 1 vật trên 1 cm2 diện tích có ký hiệu kg/cm2 hoặc kgf/cm2
Tuy là một dạng áp suất sinh sau đẻ muộn hơn đơn vị pascal nhưng nó lại thông dụng hơn và đang thay thế dần các đơn vị này; hơn thế nữa kg/cm2 còn nằm trong danh mục đơn vị đo áp suất hệ Si
Trong bảng đơn vị đo người ta sẽ quy ước mặc định 1 kg/cm sẽ bằng 1 bar = 1000 mbar = 14,5 psi. 3 dạng đơn vị này thường gắn trên mặt các thiết bị đo áp suất. Do tính chất có sauwj thay đổi giống nhau nên giữa các đồng hồ đo có thể thay thế cho nhau với độ phân giải hoàn toàn không thay đổi. Và đó cũng chính là điểm nhấn cho việc sử dụng rộng rãi của đơn vị Kg/cm2
Bảng chuyển đổi đơn vị đo áp suất là gì
Bảng chuyển đổi đơn vị áp suất là một sự thiết kế hoàn hảo; tinh tế trong việc gom ngắn gọn các đơn vị đo áp suất ứng dụng trong đời sống; trong hệ thống sản xuất thông dụng nhất gói gọn vào một bảng mô tả
Với cái bảng quy đổi các đơn vị áp suất này được dùng nhiều nhất cho các bạn học sinh lớp 8 để xử lý các bài tập; đề thi trắc nghiệm mang tính chất nhanh và linh hoạt. Đối với anh em kỹ thuật thì áp dụng bảng quy đổi để chuyển đổi các đồng hồ; hay cảm biến áp suất trong quá trình thay thế một cách dễ dàng mà vẫn đảm bảo tính tin cậy cho thiết bị đo
Bảng quy đổi áp suất còn giải quyết các vấn đề; các câu hỏi thực tế ví dụ như:
- 1 kg/cm2 bằng bao nhiêu psi
- 1 mpa bằng bao nhiêu bar
- 1 mbar bằng bao nhiêu atm……..
Bài tập chuyển đổi đơn vị áp suất
Bảng đơn vị đo áp suất thông dụng thì có rồi. Bây giờ sẽ giao cho các bạn một số bài tập liên quan đến chuyển đổi đơn vị áp suất để mình làm quen; sau này sẽ dễ dàng hơn trong việc giải quyết các đề thi đơn vị đo áp suất của lớp 8, 9 10
Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực
A: Đơn vị của áp lực là bar, mpa, kpa, kg/cm2
B: Áp lực là mức độ làm việc quá áp gây ra stress cho con người
C: Áp lực là một lực nào đó tác dụng lên bề mặt diện tích của vật khác. Đơn vị của áp lực là pa ( N/m2) => Đáp Án C
Áp suất không có đơn vị đo là gì trong các đơn vị đưới đây
A: Atm
B: Dynes
C: kgf/cm2
D: Kpa => Đáp án B – Lưu ý Dynes chắc chắn không phải là đơn vị đo áp suất; không thuộc hệ thống đơn vị đo lường SI. Và nó chỉ là đơn vị CGS của lực
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo áp suất:
A: mH2o
B: Psi
C: Pounds
D: Torr => Đáp án C
Áp suất được tính bằng công thức nào ?
A: P = F/S = F/A
B: P = ρgh
C: P = dh
D: Cả 3 đúng => Đáp án D
Đơn vị của áp suất chất lỏng là đơn vị nào sau đây ?
A: Psi
B: Bar
C: Mpa
D: Cả 3 đúng => Đáp án D
Đơn vị đo khí áp của khí áp kế là loại nào
A: Kgf/cm2
B: mH2O
C: Mhg
D: Atm = > Đáp án A
Công thức nào sau đây là công thức áp suất
A: V = Q/T
B: P = F/S
C: P = F.S
D: A và B => Đáp án B
BÀI VIẾT LIÊN QUAN