Seneca K111D – Giải pháp chống nhiễu xung – chia tín hiệu xung pnp, npn xuất ra từ sensor, encoder, Flow metter
Phần tóm tắt thu gọn
Bộ chia tín hiệu xung k111d có xuất xứ từ seneca italy luôn được anh em bên tín hiệu xung chào đón với tính đa năng trong việc tạo ra 2 tín hiệu xung đồng nhất; lọc nhiễu tĩn hiệu xung hoặc khuếch đại các tín hiệu xung giúp chúng điều khiển được phạm vi xa hơn
Đây là một giải pháp mang tính đột phá khi biến đổi một kênh tín hiệu xung từ các sensor encoder; sensor Flow metter chia thành 2 kênh tín hiệu xung tương tự với độ tin cậy hoàn toàn giống nhau như 2 anh em sinh đôi
Vậy bộ chống nhiễu xung – Chia tín hiệu xung K111D có gì đặc biệt anh em cùng tham khảo !
Bộ chia tín hiệu xung seneca K111D là gì
Seneca K111D là một thiết bị chia xung tín hiệu từ các con cảm biến có đầu ra xung pnp hay npn, thậm chí nó còn có khả năng nhân đôi các tín hiệu Namur, Reed , Photocell, Max voltage: ±28 Vdc với tần số cài đặt lên đến Max frequency 20 kHz
Thực ra thì với các thiết bị chuyển đổi tín hiệu xung của seneca nó có tới 3 options lận anh em:
- Seneca K111D đóng vai trò là một bộ chia xung tín hiệu thông dụng
- Seneca K111 mặc dù cũng là thiết bị chia xung nhưng nó có tính năng đặc biệt báo lỗi và chúng ta sét được giá trị ngưỡng xung
- Seneca K112 cũng là một bộ chia xung nhưng chuyên về chia các xung từ cảm biến tiệm cận, cảm biến điện dung pnp, npn, hoặc các loại cảm biến khí, báo rò rỉ khí, đo nồng độ co2, ph……
Khi nào dùng bộ chia tín hiệu xung seneca ?
Nhà máy họ sử dụng các bộ chia xung khi và chỉ khi các hệ thống sản xuất có nhu cầu điều khiển các tín hiệu xung từ xa ở 2 khu vực; hoặc ứng dụng sản xuất cần 2 chức năng điều khiển rơ le
Ví dụ:
Nhà máy họ cần đo mức nước muối bồn cao tầm 2m với yêu cầu là nước muối cao tầm 1,9m là cảm biến xuất 2 tín hiệu pnp để điểm khiển bơm nước; đồng thời báo hiệu còi để công nhân người ta biết
Với yêu cầu trên thì việc dùng bộ chia tín hiệu xung pnp của seneca sẽ được ứng dụng. Bởi bản thân cảm biến sau khi xuất xung pnp sẽ đi qua k111d hoặc k112 của seneca nhân thành 2 tín hiệu rơ le pnp
Lúc này; ta lấy 1 tín hiệu đấu vào relay trung gian rồi đấu vào bơm để kích bơm nước muối tắt khi bồn nước dâng cao tới 1900mm. Bên cạnh đó; lấy 1 tín hiệu xung pnp đấu trực tiếp vào cái còi để khi nước gần đầy nó xuất relay điều khiển còi hú để công nhân gần đó nghe thấy
Bộ chống nhiễu xung pnp, npn ứng dụng trong trường hợp nào
Khá nhiễu trường hợp nhiễu xung gây mất ổn định cho hệ thống sản xuất. Đặc biệt là các tín hiệu xung encoder; loại này dùng rất đại trà trong các nhà máy
Hoặc xung tín hiệu bị nhiễu từ các con cảm biến tiệm cận; cảm biến báo rò rỉ khí…. Mà nguyên nhân chủ yếu là do các sóng hài; mà anh em biết rồi tủ điện hay hế thống nhà máy lúc nào cũng có các con motor, biến tần chúng đều là các thiết bị tạo nhiễu ảo
Đặc biệt là các loại biến tần; nhiều khi chúng ta biết nhiễu tín hiệu do biến tần gây ra nhưng chưa chắc dùng thiết bị lọc nhiễu là xong.
Có những trường hợp hệ thống lắp rất nhiều con biến tần điều khiển giám sát; mà khi biến tần chạy thì mới xảy ra nhiễu, còn bình thường thì không có. Mà thông thường nhiều biến tần sẽ dẫn đến vấn đề trùng tần số và kết quả là xảy ra nhiễu. Do vậy; chúng ta phải mò các tần số của biến tần rồi mới ứng dụng bộ chống nhiễu xung vào mới có hiệu quả
Nhiễu tín hiệu plc có xử lý được không ?
Nhiều anh em bảo ?
Hiện nay; trong các tủ điện hay thiết bị lập trình plc người ta có thiết kế tiên tiến để hạn chế các vấn đề nhiẽu sóng hài; để ổn định thiết bị đo có tính tin cậy cao nhất. Nên cần gì đến các bộ chống nhiễu xung
Sai lầm ! Cho dù là tín hiệu xung hay tín hiệu analog bị nhiễu thì việc thiết kế hạn chế nhiễu hoàn toàn không hiệu quả bao nhiêu; lý do là các loại sóng hài này gây nhiễu cực mạnh nên mới có chuyện seneca nó sản xuất ra các phương án chống nhiễu xung cho các trường hợp khác nhau
Mà trước giờ nhiễu sóng hài thì chỉ do lượng từ trường quá lớn làm các tín hiệu xung pnp; npn hay analog 4-20ma 0-10v nó không ổn định trên cùng một đường truyền thông tin. Chính vì vậy cần có một đối xung để triệt tiêu hoàn toàn nhiễu do sóng hài gây ra từ đó cân bằng đường truyền tín hiệu kể cả việc chống nhiễu xung hay chống nhiễu tín hiệu 4-20ma
Dưới đây là thông số kỹ thuật các bộ chuyển đổi tín hiệu xung
Bộ chống nhiễu xung K111 seneca
- Thiết bị lọc nhiễu k111 được thiết kế cấp nguồn 24v
- Input đầu vào các tín hiệu xung phổ biến như pnp, npn, namur ( Nghĩa là các tín hiệu xung tiêu chuẩn chống cháy nổ ), reef, Max voltage: ±28 Vdc
- Output: 2 tín hiệu xung pnp, bjt hoặc mosfet
- Tần số max 20.000 Hz
- Kích thước K111 thể hiện chiều dài rộng và cao lần lượt 93,1 x 102,5 x 6,2 mm. Điều này cho thấy bộ lọc nhiễu k111 khá mỏng chỉ tầm 6,2mm mà thôi
- Giải quyết vấn đề nhiễu tín hiệu lên tới 1500 Vac cho cả 3 chiều in/out
- Tích hợp đèn cảnh báo lỗi; khả năng chia và lặp tín hiệu với độ chính xác giống nhau
- Hoạt động tốt ở phạm vi nhiệt độ -20….65 oC, khả năng hạn chế bụi độ ẩm IP20
- Mức độ xử lý dữ liệu của k111 phạm vi 32 bit
- Thiết bị lọc nhiễu được thiết kế màu đen nặng 45g; các chân kết nối được tích hợp 2 bên sườn
Bộ nhân đôi tín hiệu xung tương tự K111D
Bộ chia tín hiệu xung k111d cũng thế; nó hoàn toàn dùng trong các môi trường xung có tần số cao
- Nguồn cấp k111d của seneca 19,2..30 V loại dòng điện 1 chiều
- Khả năng tiêu thụ điện áp tối đa 500 mW
- Mức tiêu thụ dòng thực tế bé hơn 25mA
- Độ phân giải khi chuyển đổi tín hiệu xung 14 bit
- Input: Các tín hiệu pnp, npn loại 12 hoặc 22, 24v; các tín hiệu namur, Photocell, Voltage: max ±28 Vdc
- Output: 2 xung pnp, bit hoặc mosfet kết hợp khả năng khuếch đại tín hiệu xung giúp đường truyền điều khiển xa hơn; mà vẫn không ảnh hưởng đến độ chính xác trong vấn đề đóng ngắt thiết bị
- Hoạt động trong môi trường tần số tối đa 20khz, tối thiểu 1 xung each 116 minutes
Từ việc chống nhiễu tín hiệu xung và khả năng chia xung của 2 bộ seneca K111 và K111D; chúng có nét tương đồng về mức độ tần số tối đa là 20khz
Điều này cho thấy; khả năng lọc nhiễu cho các xung tín hiệu khá quan trọng; bởi có những thiết bị lọc chỉ cho phép tần số max tối đa 400 hz hoặc 600hz
Mà thiết bị lọc xung tần số 400hz nó chỉ dùng trong các môi trường nhiễu sóng hài nhẹ; biến tần hay thiết bị điều khiển có tần số thấp
Còn đối với những môi trường áp lực tần số lớn; thì chúng ta nên ứng dụng các bộ chia tín hiệu encoder seneca k111d và k111
Bộ chia tín hiệu pnp, npn từ cảm biến K112
Con chia xung tần số 400hz mà chúng ta đang bàn luận trao đổi nãy giờ; chính là bộ chia các tín hiệu pnp, npn k112 của seneca
Đặc biệt; bộ chia xung k112 có khả năng chuyển đổi tín hiệu xung ra xung pnp đóng vài trò khuếch đại tăng đường truyền cho tín hiệu rơ le điều khiển. Đồng thời đóng vai trò là một bộ chia tín hiệu xung giá rẻ có xuất xứ châu âu ( EU )
Đối với bộ này ta chỉ cần cấp nguồn 24v là nó chạy ngon ơ
Xét về cách thức nhận tín hiệu đầu vào thì k112 cho chỉ cho phép các tín hiệu xung từ cảm biến đầu ra pnp; npn, tín hiệu relay dạng contact như đồng hồ áp suất 3 kim chẳng hạn, Namur, wires, Reed….
Output đầu ra là 2 kênh pnp hoặc pnp đồng thời với dòng điện tối đa 200mA; điện áp 30v
Còn về kích thước, cấu tạo với các chân đấu nối của thiết bị này được thiết kế gần như giống seneca k111d và k111
Tư Vấn Giải Pháp Kỹ Thuật
0972 56 05 06 – 0931 429 989 Mr Thành
Mail: thanh.nguyen@huphaco.vn
Đ/C: Số 12 Đường 310, Rosita Khang Điền, Phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh