Tóm tắt nội dung
Bảng tra kích thước bu lông là gì ? Bu lông hệ inch là gì ? – Bu lông hệ mét là gì ?
Chắc hẳn xoay quanh vấn đề liên quan đến các loại bu lông thông dụng hiện nay; khá nhiều anh em quan tâm bởi mức độ phổ biến của loại linh kiện này trong các hệ thống sản xuất
Phải nói ứng dụng bu lông trong công nghiệp, cơ khí lắp ráp, các ngành kỹ thuật cực kỳ cao; và tất nhiên mỗi ứng dụng sẽ thể hiện kích thước từng loại bu lông khác nhau. Nên việc chế tạo phải chuẩn xác từng bước ren tiêu chuẩn
Trong đó; bảng tra kích thước bu lông là tiền đề cực kỳ quan trọng; vì nó thể hiện rất rõ ràng chi tiết về kích thước các loại bu lông hiện nay một cách chuẩn xác nhất
Hôm nay; mình sẽ dành thời gian chia sẻ cặn kẽ để anh em hiểu về
- Khái niệm bulong là gì ?
- Bu lông hệ inch là gì ?
- Bu lông hệ mét là gì ?
- Thế nào là bu lông con tán, bu lông ốc vít
- Làm sao để tính được chiều dài bu lông
- Và bảng tổng hợp để rà soát kích thước các loại bu lông đai ốc; bu lông lục giác, bu lông ốc vít, bu lông con tán….
Tìm hiểu khái niệm bu lông là gì
Bulong là gì ?
Bu lông hay còn gọi bulong có tên tiếng anh bolts là một linh kiện trung gian cố định vật thể trong sản xuất; lắp ráp hoặc kết nối các thiết bị cơ khí. Thân bu lông hình tròn với một chiều dài nhất định và có tiện các vòng ren; đầu bulong có nhiều cạnh đều nhau
Cho nên giờ mà ai hỏi:
Bu lông tiếng anh là gì ? Cứ mạnh dạn đọc bu lông tiếng anh gọi là bolts cho mình nhé
Hiện nay; bu lông đóng vai trò rất quan trọng trong các vấn đề sản xuất; đời sống của con người. hầu hết 100% các nhà máy; các hộ gia đình cá nhân cũng có ít nhiều bulong dự trữ hoặc đã được lắp ráp trên một số thiết bị
Bản thân bu lông có kể đi kèm với ốc vít; hoặc trong lắp ráp chúng có thể không cần con ốc vít kèm theo. Cho nên mới có chuyện sự phổ biến nhiều loại bulong hiện nay
Ví dụ trên thân con đồng hồ đo lưu lượng dn100 mặt bích bạn có thấy trên cái mặt bích đó có 8 lỗ kích thước đều nhau không. Đấy là nơi dùng để kết nối với mặt bích đường ống; và linh kiện kết nối chính là các con bu lông có đường kính ren tương ứng kết hợp con ốc vít để cố định flow trong lắp đặt
Hoặc để ý ngay chỗ mấy bánh xe ô tô, xe máy đều có sự xuất hiện của các loại bu lông có kích thước khác nhau
Trước khi đến với phần chia sẻ bảng tra kích thước bu lông thông dụng. Thì chúng ta sơ lược về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bulong nhé
Cấu tạo bu lông ( bulong )
Về chức năng ứng dụng hay thiết kế hình dáng mỗi loại bu lông đều có điểm khác chút. Nhưng xét về đặc tính chung thì bu lông được người ta thiết kế chia làm 3 phần
- Đầu bu lông
- Thân bu lông
- Ren bu lông
Còn về chất liệu làm ra linh kiện này chính là các loại inox 304, inox 316l, inox 316 ti, thép cacbon; thép hợp kim……Tuỳ vào từng môi trường ứng dụng mà chất liệu bu lông sẽ được thay đổi để đáp ứng đúng yêu cầu người dùng đề ra
Đầu bu lông là gì
Đầu bu lông là một khối thép được làm bằng lục giác; chúng đóng vai trò giúp chúng ta cố định vật thể moto cách chắn chắc hơn
Điều này có nghĩa là sau khi bạn vặn bulong vào bằng tay; thì tiếp theo sau đó là bạn sẽ dùng cờ lê hoặc mỏ lết có đường kính tương ứng để vặn them cào cho bu lông
Thân bulong
Thân bu lông được kết nối trực tiếp với đầu; tuỳ loại bu lông có thiết kế thêm thân hoặc có thể không.
Phân thân bu lông khá ngắn; phần này không có ren giúp cố định không cho các thiết bị kết nối có sự dịch chuyển
Ren bu lông là gì
Ren bu lông là phần cuối cùng có kết nối với thân; kết cấu bước ren đều nhau 100%. Mà bu lông nào cũng phải có ren thì mới cố định được
Trong thiết kế bu lông mà bước ren bị sai so với yêu cầu cho dù 1-2mm cũng đủ làm cho bu lông không thể nào vặn vào khu vực cần kết nối được
Nguyên lý của bu lông lục giác, đai ốc, m8, m10
Mặc dù có sự phân loại ra nhiều dạng bu lông khác nhau. Nhưng giữa chúng có một điều chung là nguyên lý hoạt động
Vậy nguyên lý hoạt động của bu lông như thế nào ?
Khác với thiết bị điện tử thì bu lông sẽ hoạt động theo cơ chế cọ sát ren ngoài với ren trong cố định từ vật thể; hoặc ốc vít dưới sự tác động của mỏ lết; cờ lê do con người vận hành để kết nối lắp ráp thiết bị
Nói đơn giản nguyên lý hoạt động của bu lông như này:
Giả sử bạn cần nối các thanh vật liệu lại với nhau để tạo thành sản phẩm như cái bàn. thì giữa chúng sẽ được thiết kế bước ren trong với đường kính M10 chẳng hạn
Bạn sẽ dùng con bu lông có đường kính ren ngoài M10 để xoắn nó kết nối các thanh vật liệu inox lại với nhau rồi lấy con ốc vít cố định phần dưới chân bu lônh
Đấy chính là nguyên lý của bu lông hiện nay mà anh em đang sử dụng. Nguyên lý thiết bị khác dùng nguồn điện; còn riêng với nguyên lý bulong chỉ được vận hành dưới bán tay điều khiển trực tiếp của con người
Hiện nay tiên tiến hơn; một số cơ chế lắp ráp thiết bị thông qua bu lông có thể dùng các loại máy siết thay vì vặn bằng tay để tăng độ chắc chắn cố định trong ráp thiết bị
Bảng tra kích thước bu lông thông dụng – Tiêu chuẩn
Bảng tra kích thước bu lông là một bảng tổng hợp kích thước của từng loại ký hiệu bulog đang hiện hành tại việt Nam
Dựa vào bảng kích thước bu lông bạn sẽ biết được kích thước ren bulong là bao nhiêu
Cách tính chiều dài bu lông
Các loại bu lông hệ inch, hệ mét, lục giác, tròn, vuông
Đổi sang hệ ren ta có:
- Bu lông hệ inch
- Bu lông hệ mét
Xét về thiết kế đầu bulong ta có các loại bu-lông
- Hình vuông
- Hình tròn
- Lục giác, lục giác chìm đầu bằng, mặt bích lục giác
- Đai ốc
- Ốc vít
- Bát giác
- Tiêu chuẩn đánh giá loại bu lông lục giá chìm
Về chất liệu cấu tạo ta có các loại bu lông :
- Inox 304 thép không rỉ
- Inox 316 thép không rỉ
- Inox 316L hoặc inox 316Ti
- Thép xi mạ kẽm
- Hoá chất, hợp kim đặc biệt
So về hình dáng ứng dụng cụ thể ta có các loại bu lông:
- Mắt ren ngoài, mắt xoay, móc cẩu, móc khuyên tròn
- Tai cẩu vòng bi xoay
- neo chữ U
- Chữ T
- Móng
- Nở
- Ren mịn
- Chống xoay
- Chân đỡ
- Có núm vặn nhựa
- Đầu tròn cổ vuông, đầu vuông cổ tròn, đầu bằng
Kích thước ren ta có các loại bu lông:
- M1.4
- M1.6
- M2
- M2.5
- M3
- M4
- M5
- M6
- M8
- M10
- M12
- M16
- M18
- M24
- M27
- M30
- M36
- M42
- M48
Bu lông hệ inch là gì – Bu lông hệ mét là gì ?
Dựa vào phân loại bu lông trên chúng ta sẽ lưu ý 2 loại bu lông hệ inch và hệ mét. Đây là những chuẩn bulong thông dụng phổ biến rất nhiều tại các hệ thống việt nam hiện nay
Sự đa dạng của các loại bu lông hệ inch và hệ mét đã khuấy lên cao trào phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp và dần đưa các ngành này lên tầm cao mới hoàn thiện hơn. Việc phân biệt các loại bu lông hệ inch; hay hệ mét thậm chí là kèm bảng tra kích thước sẽ giúp anh em mua được những bu lông phù hợp tại chợ nhật tảo , các cửa hàng thiết bị điện; hay cửa hàng linh kiện điện tử….
Vậy câu hỏi đặt ra:
Bu lông hệ inch là gì
Bu lông hệ inch tên tiếng anh Inch bolts là một loại bulong được tạo ra theo hệ ren mà tiêu chuẩn mỹ hay dùng. Bu lông hệ inch sẽ đề cập tới số lượng răng của bước ren trên một inch; và tất nhiên đường kính và chiều dài của nó cũng tuỳ thuộc vào hệ inch này
Nhiều anh em vẫn có khái niệm hiểu lầm ren hệ inch là số lượng bước ren trên 1 inch. Nhưng thực tế không phải vì bước ren nó là khoảng cách giữ 2 răng ren mà.
Cho nên cứ bu lông hệ inch bạn cứ đếm số răng ren trên 1 inch là biết bu lông loại nào; vì thế trong bảng tra kích thước bu lông anh em cứ thấy ký hiệu OD nghĩa là đường kính ren ngoài; ID là đường kính ren trong
Theo bu lông hệ inch còn một thuật ngữ như này:
- OD tượng trưng cho khoảng cách giữa các đỉnh ren sát nhau được thiết kế trên 1 inch. Và tất nhiên trên inch đó có rất nhiều đỉnh ren
- ID là khoảng cách các chân ren trên 1 inch đó
Và người ta ký hiệu TPI là tổng hợp số lượng đỉnh ren trên một icnh
Ký hiệu bulong hệ inch là gì
Ký hiệu bu lông hệ inch là một điểm đánh dấu trên những chiếc bulong mà mỗi nhà sản xuất đều có một ký hiệu riêng biệt
Ý nghĩa của việc ký hiệu bulong hệ inch:
- Định dạng và phát triển thương hiệu của nhà sản xuất đó; giúp họ bán được nhiều hàng hơn và ngày càng được nhiều người biết đến
- Đối với người dùng thì sẽ giúp người ta biết được và phản ánh với nhà sản xuất nếu xảy ra các vấn đề lỗi thiết bị; mặt khác họ có thể tránh xa các thương hiệu này nếu nhà sản xuất không cải tiến lỗi
Cho nên các ký hiệu trên bu lông hệ inch nó cực kỳ quan trọng
Ngoài ra; ký hiệu bu lông còn có ý nghĩa tiêu chuẩn quan trọng trong việc giúp anh em biết được khả năng chịu tải, chịu áp lực của từng loại bulong. Nghe có vẻ vô lý; nhưng thực tế đã nghiệm chứng điều đó hoàn toàn chính xác
Nếu đọc được ký hiệu bulong bạn sẽ còn biết được loại bulong đó nằm trong phạm vi kích thước khoảng bao nhiêu mm
Tiêu chuẩn bu lông hệ inch là gì
Nguyên tắc đánh giá tiêu chuẩn của một con bulong hệ inch nó dựa vào một số yếu tố như đường kính; bước ren, đặc biệt là một số tiêu chuẩn bắt buộc trong sản xuất
Các tiêu chuẩn chúng ta thường thấy có xuất xứ từ mỹ hoặc canada ví dụ như ký hiệu trên bulong A325, 651, 2024, 307A…
Riêng về kết cấu ren nhìn mắc dù cùng hệ inch như có nhiều tiêu chuẩn sản xuất khác nhau; và thông thường các tiêu chuẩn bu lông hệ inch theo kết cấu ren hay dùng UNC, UNF, 8UN. Các tiêu chuẩn này tạo nên những bước ren thô, ren mịn dựa theo yêu cầu người dùng cần
Ngoài ra; tiêu chuẩn bu lông còn xét theo đường kính và chiều dài bulong. Tức là họ sẽ quy định 1 inch tương ứng với bao nhiêu mm dựa vào tiêu chuẩn này
Bảng tra kích thước bu lông hệ inch
Để hiểu được ý nghĩa sâu xa của bảng tra kích thước bu lông hệ inch thì bạn phải trả lời câu hỏi:
Làm sao để biết được bu lông mình cần có kích thước bao nhiêu ?
Muốn biết được thì chúng ta phải đo khoảng cách 1 inch có bao nhiêu ren; rồi chiều dài bulong bao nhiêu inch. Sau đó so sánh vào bảng tra kích thước bulong
Dựa vào bảng tra bu lông hệ inch bạn sẽ biết được bu lông 1/4 inch có đường kính bao nhiu mm, số bước ren tổng thể chạy trên 1 inch; và chiều dài ren là bao nhiêu inch
Tương tự các bu lông 5/16″, 3/8″, 7/16″, 1/2″, 3/4″, 1″…..
Bu lông hệ mét là gì
Bu lông hệ mét tiếng anh gọi Metric bolts là một loại bulong mà bước ren của nó được tính theo hệ mét hay còn gọi là hệ SI theo thuật ngữ châu âu; chúng cũng có 2 loại ren mịn và ren thô
Theo các bạn thì bu lông hệ mét loại ren min hay ren thô được sử dụng phổ biến ?
Tất nhiên là bulong hệ mét ren thô rồi loại này rất rẻ so với giá ren mịn; đồng thời hệ ren thô đối với hệ inch hay hệ mét đều được thông dụng ở việt nam. Còn loại ren mịn dùng trong một số trường hợp đặc biệt thôi
Bảng tra bu lông hệ mét là gì
Bảng tra bu lông hệ mét là một bảng tổng hợp một số kích thước bulong thông dụng được lắp đặt phổ biến trên các thiết bị tại nhà máy; đây là một cách xác định kích thước bu lông nhanh nhất giúp nhà thiết kế hoặc người mua có thể nhận diện ra bulong mình cần
Từ bảng tra kích thước bu lông hệ mét bạn sẽ biết được:
Bu lông M14 là gì ? kích thước ra sao ?
Bu lông M16, M18, M20, M22, M24, M27, M30, M33, M36, M39, M42, M45, M48, M52, M56, M60 ….Có kích thước bao nhiêu mm tương ứng
Tiêu chuẩn bu lông hệ mét
Tiêu chuẩn bu lông hệ mét cho chúng ta thấy sức chịu lực của loại thiết bị này; chúng có sự phổ biến khá rộng qua nhiều cấp độ bền để phù hợp với các môi trường vận hành
Trong đó; tiêu chuẩn chính của các bulong hệ met là tiêu chuẩn ISO hoặc tiêu chuẩn DIN; được biểu hiện độ bền thông qua các con số ký hiệu ví dụ như bu lông 4.6, 6.8, 10.9, 4.8, 5.6….
Cách đo kích thước bu lông m5, m6, m12, m16, m24
Nếu nắm bắt 3 cách này thì bạn có thể đo được kích thước bất kỳ một loại bu lông nào trên thị trường
- Dùng thước kẹp điện tử đo kích thước bulong
- Máy chuyên đo kích thước các loại bu lông
- Thước cơ đo bu lông
Quy trình đo kích thước bu lông như sau
- Đo đường kính bu lông
- Đo chiều dài bu lông
- Đo ren bu lông để xác định hệ mét hay hệ inch
Cụ thể:
Đo đường kính bu lông bằng cách
Đầu tiên lấy thước đo khoảng cách của 2 đầu ren ngoài cũng của bulong ( Khoảng cách ren đầu và ren cuối )
Phần thân bu lông mặc dù không có ren cũng phải đo nha anh em. Không biết mọi người tiếp xúc nhiều loại bulong không ?
Chứ mình có kinh nghiệm 7 năm trong ngành này nên thực tế có những con bu lông phần thân và ren có cùng đường kính như nhau; nhưng cũng có vài trường hợp đặc biệt đường kính ren nhỏ hơn đường kính thân
Cho nên khi đo kích thước đường kính bu lông anh em cần lưu ý vấn đề này nhé !
Còn thực tế nếu mua hàng mà kỹ thuật họ bảo: Mua bu long M12-1 x 15
Điều này có ý nghĩa như sau:
- M là biểu tượng hệ mét của bu lông
- 12 là đường kính 12mm
- 1 là khoảng cách giữa các bước ren
- 15 là chiều dài bu lông 15mm
Điều này cũng trả lời cho một số câu hỏi:
Bu lông M16 có nghĩa là gì => Nghĩa là bu lông hệ mét đường kính 16mm
Ký hiệu bu lông M24 x 100 nghĩa la gì ? => Nghĩa là bulong hệ mét đường kính 24mm; chiều dài 100mm
Chiều dài bu lông đo như thế nào
Đơn giản là chúng ta lấy thước kẹp điện tử hoặc thước cơ thông thường đo từ đỉnh đầu cho đến chân ren cuối của bu lông xem nó dài bao nhiêu mm. Đây là cách đo chiều dài bu lông chìm
Còn riêng về bu lông lục giác mình chỉ tính từ chân cuối ren đo tới phần thân bu lông thôi nha
Cho nên việc đo chiều dài bu lông nó còn phụ thuộc rất nhiều đến đầu của thiết bị này cao hay thấp
Đo ren bu lông để xác định ren hệ inch hay hệ mét
Nói đến phần đo ren thì chúng ta sẽ xác nhận chỉ số kỹ hiệu TPI để tính số răng ren ; hoặc kiểm tra bước ren khá quan trọng
Bạn có thể dùng thước kẹp để xác định khoảng cách bước ren
Hoặc có thể lên google search ” Bộ dưỡng ren ” để mua về vừa biết được ren bao nhiêu, ren hệ inch hay hệ mét, chỉ số TPI của ren đó….
Chọn kích thước lỗ cho bu lông hệ mét
Giúp giải quyết các vấn đề về chế tạo thiết kế liên quan đến các bước ren của bulong hệ mét. Khi nào cũng vậy đối với đường kính trục bu lông thì chúng ta luôn tạo nên các loại bu lông ren hệ mét có đường kính lớn hơn
Lý do là vì nếu làm như vậy giả sử có sai lệch mình có thể tuỳ chỉnh được. Ví dụ đối với bu lông M10 có bước ren khoảng cách là 1.5mm thì chắc chắn khi khoan chúng rta sẽ điều chỉnh đường kính tầm 8.5mm
Tuy nhiên; nếu cũng trường hợp đó; mà chúng ta thu gọn khoảng cách ren tầm 1 hoặc 1.25mm thì đường kính lúc này sẽ điều chỉnh tầm 9 hoặc 8.75mm
Điều này cho thấy; để phù hợp khi taro bước ren cho khớp khi thiết kế. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể của khoảng cách các bước ren để cho một định hướng chế tác chính xác
Cho nên mới có chuyện chúng ta tạo nên một bảng chi tiết về kích thước các lỗi ren hoàn chỉnh phù hợp một một số bước ren bu lông thông dụng; để giúp các nhà sản xuất tạo nên các bước ren thô hay ren mịn theo ý muốn
Và tất nhiên bu lông ren mịn lúc nào khoảng cách các bước ren nó sẽ bị thu hẹp hơn bu lông ren thô. Đồng thời các răn cưa cũng nhiều hơn
Dựa vào bảng kích thước lỗ ren tạo bu lông bạn có thể nắm bắt được kích thước ren M10, M12, M16, M24, M6, M8, M30, M27, M36… là bao nhiêu
Ví dụ
Bu lông M24 nếu đem chế tác ren thô thì khoảng cách các bước ren là 3mm lúc này đường kính tạo ren bu lông sẽ là 21mm. Nhưng ren mịn thì khoảng cách bước ren tầm 2mm lúc này đường kính sẽ là 22mm
Bu lông M20 dùng cờ lê bao nhiêu
Để trả lời cho câu hỏi bu lông M20 dùng cờ lê bao nhiêu thì bạn phải nắm bắt bảng tra cứu kích thước cờ lê và khoá lục giác dùng cho các bu lông
Dựa vào bảng này bạn sẽ biết được bu lông 20 chúng ta sẽ dùng cờ lê 30mm để vặn
- Đối với bu lông M10 thì dùng cờ lê 17mm
- Bu lông M24 dùng cờ lê 36mm ( Trả lời cho câu hỏi bu lông m24 dùng cờ lê bao nhiêu )
- Bu lông M6 dùng cờ lê 10mm
- Bu lông M12 dùng cờ lê 19mm để vặn….
- Nếu là bu lông M16 thì dùng cờ lê 24mm
Tất nhiên; đối với bu lông lục giác chìm thì phải dùng khoá lục giác để mở chứ cờ lê đồi với dạng này không mở được đâu nha anh em
Trong bảng trên cũng có kích thước khoá lục giác tương ứng để vặn ra luôn đó
Ví dụ
- Bu lông M5 thì dùng khoá lục giác 4mm
- Bung lông M8 dùng khoá lục giác 6mm
- Bu lông M16 thì khoá lúc giác 14mm
Hiện tại trên thị trường; khoá lục giác hoặc cờ lê người ta luôn bán nguyên bộ; bạn có thể mua để dùng cho nhiều trường hợp khác nhau thay vì mua lẻ sẽ mắc hơn
Nếu thấy bài chia sẻ bảng tra kích thước bu lông hay thì bạn có thể tham khảo thêm các bài chia sẻ tin tức công nghiệp khác tại https://huphaco-pro.vn/tin-tuc
Ở bài chia sẻ sau mình sẽ trả lời câu hỏi cho một số bạn liên quan đến:
Bu lông nở tiếng anh là gì
Bu lông m8 nghĩa là gì
Bu lông m10 là gì
Tổng hợp các loại bu lông giá rẻ như M10, M8, M6, M12, M16, M20, M24, M30, M36
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tóm tắt nội dung1 Cảm biến đo mức ulm-53n-20 là gì1.1 Siêu âm ulm-53n dải đo 20m xuất xứ từ đâu1.2 Bạn hiểu thế nào về dòng cảm biến arlm-70n của dinel1.3 Tại sao phải thay thế siêu âm ulm-53n-20 bằng radar arlm-70n1.3.1 Độ chính xác rất quan trọng1.3.2 Điểm chết cảm biến siêu âm […]
Tóm tắt nội dung1 Cảm biến mực nước không tiếp xúc là gì1.1 Cảm biến đo mức không tiếp xúc hình thành phát triển ra sao1.2 Cảm biến không tiếp xúc dùng để làm gì1.2.1 Phục vụ nhiều ngành công nghiệp và đời sống1.3 Nguyên lý hoạt động của cảm biến đo mức không tiếp […]
Tóm tắt nội dung1 Tìm hiểu khái niệm đầu cos là gì ? Đầu cosse là gì ?1.1 Đầu cos tiếng Trung la gì1.1.1 Tiếng trung 压接端子 nghĩa là đầu coss nối dây điện1.2 Đầu cos tiếng Anh la gì1.2.1 Đầu cos tiếng anh đọc là Terminal, cosse1.3 Vai trò và sức ảnh hưởng của các loại đầu cos […]